Thoáng qua lịch sử đất nước láng giềng đã từng đứng trước họa diệt vong đầy bi thương. Liệu sau vài chục năm thoát khỏi họa diệt chủng của Khmer Đỏ, bảo tàng quốc gia Cambodia tại Phnom Penh sẽ còn lại gì? Dân tộc Khmer đã từng có những giai đoạn kiêu hùng mà lãnh thổ chiếm trọn một vùng rộng lớn bên dòng sông Me Kong. Di sản văn hóa nghệ thuật lẫn kiến trúc huy hoàng từ đế chế Khmer để lại cho hậu thế còn mãi lưu danh.
Samgoshare đã từng bước chân lang thang vào nhiều bảo tàng các nước mỗi dịp ghé thăm. Tính hiếu kỳ thích khám phá, bảo tàng luôn có hấp lực vô hình dẫn dắt trái tim tôi tìm về quá khứ. Những gì của bảo tàng liệu có phản ánh được lịch sử oanh liệt xa xưa.
Nơi lưu giữ quá khứ vàng son
Rong chơi trên các nẽo đường gió bụi vẫn không quên tìm hiểu lịch sử văn hóa tại mỗi đất nước. Một triều đại, một giai đoạn lịch sử, một ký ức thăng trầm đôi khi ẩn chứa trong một bức tượng. Cổ vật vài trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm trôi qua. Quá khứ của một dân tộc may mắn còn lưu giữ đó đây trong hình hài của bảo vật. Những gì còn lại đôi khi mang nhiều ẩn đố làm đau đầu các thế hệ đời sau. Theo thông tin tìm hiểu nơi đây đang lưu giữ bộ sưu tập nghệ thuật Khmer lớn nhất. Các hiện vật sưu tập tìm được trong nhiều đợt khảo cổ đã thay lời muốn nói cho nền văn hoá, lịch sử lâu đời của đất nước Cambodia.
Sau khi ăn trưa, nghĩ ngơi đôi chút với ly nước mía ngọt lịm giữa chợ đời. Ngồi trên chiếc xe Tuk Tuk chạy từ chợ Phsar Thom Thmei đến bảo tàng quốc gia. Tôi của một chiều, lòng cứ băn khoản bước chân vào bảo tàng quốc gia tại thủ đô Phnom Pênh. Mua vé vào cổng tham quan đến mười đô Mỹ như hoàng cung. Gởi ba lô máy ảnh tại quầy có chút lo lắng. Bước nhẹ chân vào sân bảo tàng mang nét kiến trúc Khmer lẫn Pháp. Bảo tàng được xây dựng vào năm 1917-1920 trong thời kỳ Pháp đô hộ ảnh hưởng nhiều đến kiến trúc.
Thăm bảo tàng quốc gia Cambodia
Mái lợp ngói mang mau đất nung nhiều lớp xếp chống vút cao nhọn góc. Các mặt tam giác trang trí phù điêu lẫn khung hình có yếu tố hình học được sử dụng tối đa. Cột vách tường ngoài sơn màu nâu thẩm rất lạ hòa hợp với màu mái mang nét đặc trưng cổ kính riêng có. Quanh bảo tàng sân vườn cây cối xanh tươi cùng hồ nước trong xanh. Nó trang điểm thêm nét dung dị miền thôn dã, giúp người xem hoài niệm quá khứ xa xăm.
Bước chân vào bên trong bảo tàng tôi đối diện với các tác phẩm nghệ thuật Khmer cổ từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII. Đứng trước các bức tượng đá mang linh hồn văn vật từ ngàn xưa của đế chế Khmer. Tôi sững sờ đến bàng hoàng trước những bức không còn nguyên vẹn hình hài. Rất nhiều tượng đá về vị chân tu tuyệt đỉnh của Phật giáo. Vật liệu đá tưởng như lạnh lùng vô tri vô giác. Qua bàn tay nghệ nhân thưở xưa đã chân truyền sức sống mãnh liệt đến nhiều đời sau.
Phần lớn các cổ vật được tìm thấy qua khảo cổ từ di sản văn hóa Angkor Wat – Angkor Thom. Đế đô hùng mạnh vĩ đại đầu tiên của dân tộc Khmer. Tôi loanh quanh trong bảo tàng quốc gia Cambodia quan sát nhiều cổ vật thú vị. Lòng bồi hồi liên tưởng đến quá khứ vàng son oanh liệt của đất nước Cambodia. Hy vọng vào tương lai không xa, người dân xứ này sẽ tìm lại được ánh hào quang đã mất từ lâu.