Bánh Khoái cá Kình làng Chuồn có gì lạ? Kể câu chuyện về làng Chuồn ăn sáng. Bánh khoái món ăn đặc trưng của vùng đất kinh kỳ cố đô Huế. Cá kình loài cá nước lợ có một không hai của Phá Tam Giang. Bánh khoái vốn ăn bằng tay với nước lèo dịu dàng và mền mại. Cá kình vốn xám đen lay láy có rất nhiều xương gai.
Sự kết hợp quá lạ
Lâu rồi khi lần đầu tiên nghe bánh khoái cá kình tôi đã cười ngất. Thật quái sao có thể kết hợp lạ lùng như thế? Ai sáng tạo ra món ăn nghịch đời đến vậy. Cứ tưởng một món mới do các selfie thủ sáng tạo trong chục năm lại đây. Nhiều lần về Huế cứ bận rộn mãi với món ngon vật lạ trên phố, quên luôn món lạ của làng quê nghèo. Làng Chuồn chỉ cách thành phố Huế khoảng 9-10km. Với một tâm hồn ăn uống không quản ngại nắng mưa, lên đường trong một sớm mai về với làng Chuồn. Mong muốn thưởng thức món bánh khoái cá kình nghe lạ tai.
Người em dẫn đến một quán nhỏ quen ăn nằm bên trong chợ làng Chuồn. Băng qua hai đường chợ nhỏ mới tới được quán. Chợ quê vốn đã bình dị nên quán cũng đơn giản như gì vốn có. Trước mái hiên nhà dăm cái bàn nhỏ, một chỗ ngồi đúc bánh khiêm tốn với vài khuôn bánh nhỏ đen nhẻm. Bếp lò dầu hỏa của thuở nào em gái đổ bánh vẫn còn sử dụng. Cố tình đến sớm mà thấy khách đang ngồi ăn trước mình. Khẩu vị thưởng thức của người dân quanh đây rất khác biệt. Họ ăn thiệt đến no chứ không ăn chơi như người thành phố.
Người chưa quen không nên ăn
Cá kình loài cá nước lợ da hơi xám đen có vài chấm trăng mờ nhỏ. Tới mùa từ tháng tư đến tháng sáu âm lịch cá kình con rất nhiều. Cá kình nhỏ làm nên thứ mắm Rò huyền diệu ăn quen nhớ mãi. Cá kình nhiều gai dọc theo trên lưng và dưới bụng. Lúc cá còn sống nếu ai xóc các gai này nhức tới “trốt” mô mô luôn. Thuở nhỏ ban đêm soi cá dưới rào từng trả giá cho chuyện này. Người xứ khác chưa ăn quen không nên ăn đối với các cháu nhỏ. Thịt cá kình ít mà xương gai khá nhiều các em nhỏ không cẩn thận đại ky. Vì có xương gai nhiều mà đúc với bánh khoái quả bất ngờ. Vậy bánh Khoái cá Kình làng Chuồn có gì lạ không?
Photo Samgoshare