Khách du lịch đã đến rong chơi Luang Prabang không thể không ghé thăm bảo tàng Cung điện Hoàng gia quốc gia Lào tại đây. Kinh đô tuy nhỏ nhưng một thời vang bóng của đất nước Lào anh em. Từ xưa cuộc chiến vương quyền giữa các bộ tộc, giữa những phe phái tranh giành ngôi vua đều diễn ra tại cố đô. Sau khi chuyển sang chế độ cộng sản, người dân biết có còn yêu quý và bảo vệ nơi đây? Một điểm đến thú vị hãy ghé thăm Cung điện Luang Prabang để tưởng nhớ một thời vàng son của các vương triều Lào.
Vào bảo tàng cung điện
Hôm qua chạy ngang qua bảo tàng này gặp lúc hết giờ nên chỉ nhìn từ bên ngoài. Sáng nay thuận lợi vào thăm bảo tàng mỗi khách mua vé 30000 Kip Lào. Trong quá khứ huy hoàng của chế độ phong kiến Lào, các vương triều vua Lào đều sống tại đây. Cung điện được xây dựng vào năm 1904 thời Pháp thuộc. Nó có kiến trúc kết hợp giữa truyền thống Lào và nghệ thuật hiện đại của Pháp. Ban đầu dành cho vua Sisavang Vong (1885-1959) đã sống tại đây cùng gia đình. Sau đó thái tử Savang Vatthana lên nắm quyền tiếp quản đến năm 1975 kết thúc. Cung điện Hoàng gia sau đó đã trở thành bảo tàng quốc gia Luang Prabang.
Vào cổng bên phải bảo tàng có ngôi chùa hoàng gia nổi tiếng. Bên trái nằm hơi xa tượng vua Sisavang Vong đứng trên bệ cao mạnh mẽ. Sau lưng tượng là nhà hát Opera của ngày trước. Cung điện Hoàng gia nằm chính giữa bao quanh khu vườn cây xanh mát mẻ. Buổi sáng khách tham quan rất đông kể cả người bản xứ. Thong thả từng bước theo con đường chính với hai hàng cây cọ cao lớn. Băng qua những bậc cấp đã cẩm thạch mòn đưa tôi vào tham quan. Mãi chăm chú quay phim đi nhầm luôn vào cổng chính dành hướng ra. Bị họ nhắc nhở chú ý không được quay phim chụp ảnh trong bảo tàng.
Cung điện Luang Prabang
Quay ra đi lại theo hướng bên trái tòa nhà vào tham quan. Bảo tàng là tòa nhà trệt dài theo chiều ngang. Toàn bộ cung điện ngày trước dành làm nơi tiếp các nguyên thủ, trưng bày tượng bán thân, các bức tranh sơn mài to lớn. Nhiều bức tranh tường trang trí đẹp mắt cùng với các tặng phẩm riêng có từ các nước khác. Nhiều tác phẩm nghệ thuật quý giá vẫn còn giữ nguyên vẹn như ngày trước. Đặc biệt tượng Phật đúc từ hợp kim vàng, bạc, đồng còn gọi Phra Bang giữ vị trí trang trọng. Lá cờ hữu nghị giữa Lào – Trung Quốc và Lào – Việt Nam như nhắc nhở thêm tình anh em. Các gian phòng sinh hoạt của gia đình hoàng gia vẫn được gìn giữ như một nét văn hóa còn lại.
Sau thời gian tham quan trong bảo tàng ra ngoài, nắng đã tràn ngập khắp nơi, Các khách đoàn đã đi khuất trả lại không gian yên tĩnh vốn có tại chốn này. Mặt tiền chùa hoàng gia đã bình an im ắng trở lại như riêng có. Ngồi nghỉ trên ghế đá dưới bóng cây của vườn gia chạnh nghĩ. Không biết nếu còn có vương triều liệu có bao người có đặt chân được vào đây? Bao nhiêu nước trên thế giới vẫn còn vua. Vậy chấm dứt chế độ phong kiến có phải là quy luật khách quan? Phần lớn người dân ít phân biệt hay được quyền chọn lựa thể chế. Chế độ nào đem lại niềm vui cuộc sống tự do thật sự mới đáng trân trọng.