Tìm hiểu ca Huế với nền văn hóa Chăm Pa

Lịch sử sẽ còn nghiên cứu nhiều về sự triệt thoái của người Chăm Pa. Họ lùi dần từ Quảng Bình vào cho đến khi mất cả Tổ Quốc. Ngay cả chính sử các triều địa cũng chỉ có vài dòng ngắn ngủi về vương quốc Chăm Pa. Thêu dệt câu chuyện đậm màu sử thi của vua Chế Mân đổi đất lấy công chúa. Một câu chuyện không có trong chính sử, sự thật vẫn còn hiển hiện đâu đó tại một miền đất khác. Suy nghĩ ca Huế với nền văn hóa Chăm Pa một thắc mắc tự lý giải của tôi.

Miền đất hiểu biết trung thực

Thuở ấy nhà Trần sau khi ba lần thắng ngoại xâm đã bang giao rất tốt với láng giềng Chăm Pa. Lấy công chúa là có thật nhưng đổi đất thì không. Với chút tìm tòi đơn giản cũng có thể lật đổ giả thuyết trên. Thuở ấy đất nước Chăm Pa theo chế độ mẫu hệ, mẫu quyền. Vua chỉ trên danh nghĩa còn lại tất cả tài sản thuộc về quyền của mẫu. Đai Việt sử ký toàn thư khá trung thực trong vấn đề này không ghi vào chính sử chuyện đổi đất lấy công chúa. Sự thêu dệt của các giai thoại làm lu mờ tâm chính trực.  

Di tích Mỹ Sơn
Di tích Mỹ Sơn. Photo Samgoshare

Có bao giờ bạn nghĩ một đất nước từng tồn tại độc lập khoảng 1640 năm. Xuất phát từ năm 192 đến 1832 bỗng nhiên một ngày biến mất khỏi bản đồ thế giới. Chăm Pa một quốc gia tiêu biểu cho sự mất mát ấy. Chưa hết các nhà sử Việt còn viết thêm câu chuyện hấp dẫn. Công chúa Huyền Trân từ Chăm Pa về nước sau khi vua Chế Mân băng hà như một thiên diễm tình đẫm lệ. Sau khi về nước công chúa vào chùa tu lúc còn rất trẻ và không ai nhắc đến nàng nữa. Thật cay đắng. Xét theo một góc độ khác, nàng như món quà con tin tăng thêm mối giao hảo của hai đất nước.

Nguyên lý kẻ chiến thắng

Lịch sử luôn do kẻ chiến thắng viết. Sự thật lịch sử được tôn trọng đến đâu tùy vào tâm của nhà viết sử. Thái độ nhà cầm quyền luôn muốn tung hô vạn tuế bản thân mình. Chính vì cách viết sử thiếu công tâm và minh bạch nên xuất hiện nhiều giai thoại. Nhiều câu chuyện thật cần độ lùi vài chục hoặc trăm năm mới thấu hiểu. Ngay cả một khúc hát dân ca người ta cũng mạo nhận sự thống nhất. Trong khi đó từ giai điệu, âm hưởng, ngôn ngữ giao thoa của bao thế hệ bị phủ nhận. Bản chất địa phương, sự thật phản ánh bằng chính cuộc sống của nhân dân.   

Không thể trong một sớm một chiều tự nhiên mất đi cả một nền văn minh hơn 1640 năm của Chăm Pa. Phải hiểu nền văn minh ấy đã giao thoa, tồn tại được phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư. Qua vài trăm năm sống giao hảo, dung hòa, kế thừa và phát triển. Nền văn minh Chăm Pa đã tiến hóa theo cách riêng mình. Chính người dân miền Trung đã lưu giữ từ giọng nói, văn hóa, tập tục, ca múa hát cho đến tận ngày nay. Qua bao cuộc đất nước điêu linh, biết bao gia tộc phải thay tên đổi họ để trường tồn. Sách vỡ không ghi lại nhưng sự thật dường như đã mặc định di truyền qua bao thế hệ.

Tôi tin vào thực thể tồn tại ca Huế

Tôi luôn tin rằng ca Huế một sự kế thừa xuất sắc từ dân ca Chăm Pa. Gốc của ca Huế từ nền văn minh Chăm Pa. Ca Huế không phải bắt nguồn thống nhất như trong Wiki giải thích. Trước khi tranh luận mong các bạn nghe lại một bài dân ca Chăm Pa thuở xa xưa ấy. Tôi sẽ viết thêm những suy nghĩ ca Huế với nền văn hóa Chăm Pa đã từng phát triển rực rỡ.

Creator Samgoshare. Music Dân Ca Chămpa – Thei Mai (Ai về )

About Quoc Sam

I am Sam. I am Vietnamese. I was born and grew up in Hue - the ancient capital of Vietnam. Hue is a peaceful small town with the romantic Hương river flows through. I live and work in the Saigon city - a city crowded and lively

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.