Cánh Đồng Chum tại Phonsavan Xieng Khuang Lào

Từ lâu tôi đã nghe nhiều di sản văn hóa Cánh Đồng Chum tại Phonsavan Xieng Khuang Lào. Lúc lên kế hoạch bị tắc vì chuyện di chuyển tại cung đường này từ Luang Prabang. Nào ngờ lúc ngồi chờ ngắm hoàng hôn trên đồi Phou Si tại cố đô mới phát hiện cách đi thật đơn giản, bằng xe đò. Từ cố đô Luang Prabang mỗi ngày có một chuyến xe đò chở khách về Phosavan. Vì hiếm hoi trên ít có thông tin tìm kiếm trên mạng, mà chủ yếu khách đi thẳng từ Vientiane tới luôn. 

Di sản Cánh đồng Chum

Trước khi tham quan cần tìm hiểu sơ bộ di sản văn hóa Cánh đồng Chum. Thông tin cơ bản về cảnh quan cự thạch nổi tiếng thú vị tại Phosavan Xieng Khuang Lào. “Di sản văn hóa Cánh đồng Chum, một cảnh quan khảo cổ cự thạch ở Lào. Bao gồm hàng ngàn chum đá nằm rải rác dọc theo thung lũng và cánh đồng thấp của đồng bằng trung tâm thuộc Cao nguyên Xieng Khuang. Hầu hết chúng nằm thành từng cụm với số lượng từ một cho đến vài trăm cái chum.

Toàn cảnh Cánh đồng Chum sô 1 tại Phonsavan Lào
Toàn cảnh Cánh đồng Chum thứ nhất tại Phonsavan Lào. Photo Samgoshare

Có nhiều giả thuyết lý giải về chuyện Cánh đồng Chum. Theo nhà khỏa cở Madeleine Colani (Pháp) từ cuối những năm 1930 kết luận: những chiếc chum này liên quan đến hoạt động chôn cất thời tiền sử. Xuất hiện sớm nhất vào khoảng năm 1240 đến năm 660 trước Công nguyên. Tồn tại đến năm 800 sau Công nguyên”.

Một góc Cánh đồng Chum Phosavan thứ nhất
Một góc Cánh đồng Chum Phosavan thứ nhất. Photo Samgoshare

Ngược lại theo người dân Lào có hai truyền thuyết cho rằng. Thứ nhất chum đá là sản phẩm người khổng lồ đã từng định cự tại đây. Thứ hai có một vị vua cổ đại tên Khun Cheung, kháng chiến chống lại kẻ thù thành công. Ông lập cánh đồng chum đã ủ lên men rượu gạo “lao lao” để ăn mừng chiến thắng. Mặt khác lại có giả thiết do khu vực Xieng Khuang luôn khô hạn nên làm các chum này để đựng nước uống. 

Toàn cảnh Cánh đồng Chum sô 3 tại Phonsavan Lào
Toàn cảnh Cánh đồng Chum thứ ba tại Phonsavan Lào. Photo Samgoshare
An toàn trên hết

Trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, hàng vạn tấn bom đã thả xuống khu vực này. Do đó, trước khi mở cửa du lịch phải rá phá bom mìn còn lại. Hiện tại du khách chỉ được tham quan an toàn ở ba địa điểm. Ngay tại các địa điểm 1,2,3 khách cũng cần chú ý các biển báo. Hạn chế vào các khu vực không cần thiết”.

Một góc Cánh đồng Chum số 2 tại Phonsavan Lào
Một góc Cánh đồng Chum thứ hai tại Phonsavan Lào. Photo Samgoshare

Mỗi giả thuyết từ khảo cổ khoa học đến truyền thuyết dân gian đều có giá trị riêng. Khảo cổ có hài cốt chung quanh mà cho rằng chum dùng chôn người vẫn chưa ổn. Nếu dùng mai táng tại sao trong chum không có xương cốt của người mất? Hơn nữa khu vực Cánh đồng Chum tồn tại hơn hai ngàn năm mà đếm lại còn khoảng 1969 chum. Không thể nào chừng ấy năm lại mất chừng ấy người hay mỗi chum mai táng tập thể chăng? Dù nghĩ thế nào cũng không hợp lý thật bí ẩn. 

Chuyện ủ rượu mừng chiến thắng rất hay, có khi liên quan thiết thực đến việc mưu sinh gần đúng với giả thuyết chum dùng chứa đựng nước sinh hoạt của người dân. Kích thước mỗi chum đều khác nhau, chiều cao lẫn đường kính từ một đến ba mét. Tất cả đều làm từ đá khi xung quanh không có núi đá nào lý giải thế nào? Tôi suy nghĩ lan man trên đường đến thực địa Cánh đồng Chum số một.

About Quoc Sam

I am Sam. I am Vietnamese. I was born and grew up in Hue - the ancient capital of Vietnam. Hue is a peaceful small town with the romantic Hương river flows through. I live and work in the Saigon city - a city crowded and lively

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.