Cột sắt New Delhi ngàn năm không rỉ tại Qutab Minar

Tham quan di sản Qutab Minar từ sáng đến xế trưa bụng đã cồn cào gan ruột. Dù mê say thế nào cũng đến lúc dừng chân bởi đã mướt mồ hôi. Quần thể di sản vẫn còn nhiều không gian đậm đặc lịch sử để du khách chiêm ngưỡng. Tôi gắng thêm vài đoạn nữa trước khi hòa vào dòng người khách du lịch. Gặp được cột sắt New Delhi ngàn năm không rỉ tại di sản Qutab Minar. Dù đã xem ảnh vẫn ngỡ ngàng thấy nó sừng sững tại di sản.

Bữa trưa vui vẻ

Sau đó, đói hoa mắt ra ngoài tìm gặp nhà hàng mang tên di sản. Tình cờ được bữa trưa ngon miệng vui vẻ gần Qutab Minar ở New Delhi Ấn Độ. Vào quán trong khi đợi chờ thức ăn, dư âm của những hình ảnh di tích vẫn còn vương vấn. So sánh di sản lăng mộ Humayun đã và đang được trùng tu cẩn thận từng bước. Ngược lại di sản Qutab Minar đang đứng trước nguy cơ trở thành phế tích vì sự mất mát quá lớn. Có di sản không thể sữa chữa được mà chỉ đang cố gắng bảo vệ sự còn lại của phế tích trước khắc nghiệt của thời gian. Nhân viên nhà hàng đưa menu và giới thiệu cẩn thận các món ăn trưa.

Chuẩn bị
Bữa trưa vui vẻ với mì kiểu Ấn. Photo Samgoshare

Nhờ đã có kinh nghiệm chọn món mì màu vàng từng quen. Nhà hàng sạch sẽ trưa rất đông khách với nhiều tầng phục vụ. Chờ đợi cũng nhanh, món ăn được phục vụ chu đáo. Nhìn màu mì vàng cũng gia vị trên bàn đã tạo hấp lực ăn uống. Ngạc nhiên khi nhìn qua bàn bên cạnh, chàng thanh niên ngồi ăn thản nhiên bốc tay một cách chân thành nhất có thể. Với món cơm người dân Ấn vẫn bốc tay thức ăn dù trong quán hiện đại. Bữa cơm ngon lành, thực khách đông phục vụ nhanh nhẹn gọn gàng. Vừa ăn vừa nghỉ ngơi đã giúp tôi lấy lại sức cho chuyến buổi chiều với hai địa điểm khác.

Cột sắt New Delhi ngàn năm không rỉ

Đặc biệt đáng nhớ giữa di sản, gặp cột trụ sắt nổi tiếng về độ tinh khiết. Cột sắt New Delhi được người xưa tinh luyện nguyên chất đến ngạc nhiên. Trải qua hơn ngàn năm trong điều kiện thiên nhiên thay đổi vẫn không bị rỉ sét. Hợp chất gì đã tạo nên điều diệu kỳ với cột sắt cao hơn bảy mét vẫn còn trường tồn với thời gian?

Cột sắt ngàn năm không rỉ sét tại di sản
Cột sắt New Delhi ngàn năm không rỉ tại Qutab Minar. Photo Samgoshare

Theo tư liệu ghi chép “cột sắt được dựng lên bởi Chandragupta II Vikramaditya (375–414) ở quần thể đền Vishnu tại Udayagiri khoảng năm 402. Vào thế kỷ thứ X, Anangpal dịch chuyển từ Udaygiri đến vị trí hiện tại. Anangpal muốn cây cột này đứng trước một ngôi đền Vishnu tại đây ”. Vì vậy mà ngày nay chúng ta còn thấy rất nhiều trụ đền được chạm khắc các vị thần Hindu trong quần thể di sản Qutab Minar.

Nhiều du khách trầm trồ trước một khối sắt cao đen, trên thân có ký tự chữ Phạn. Hàng rào đang bao quanh cột sắt nên không ai chạm vòng tay quanh cột thực hiện lời ước nguyện như lời đồn. Trời cao xanh chang nắng làm nổi bật các khối đá sa thạch đỏ trở thành phế tích. Mỗi di tích còn lại những đường nét chạm trổ điêu khắc vào đá đẹp mê hồn người. Tôi nhìn các thế hệ trẻ Ấn Độ đang tham quan học hỏi vui vẻ trong những bộ đồng phục đậm đà. Những gì còn lại trên mảnh đất này đều có giá trị lịch sử nhất định. Cuối cùng người dân vẫn trường tồn bền vững trước các đế chế xâm lược.

Photo Samgoshare

About Quoc Sam

I am Sam. I am Vietnamese. I was born and grew up in Hue - the ancient capital of Vietnam. Hue is a peaceful small town with the romantic Hương river flows through. I live and work in the Saigon city - a city crowded and lively

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.