Đền thờ Ta Reach cuộc đổi ngôi tôn giáo Cambodia

Quần thể đền Angkor Wat rất rộng lớn, có nhiều chỗ thờ các vị thần riêng. Chúng ta đã biết xây dựng đền Angkor Wat mục đích ban đầu thờ các vị thần của Hindu giáo. Thuở vua Suryavarman II trị vì (1113-1150), ông theo đạo Hindu và được cho ra lệnh xây dựng đền. Từ đó ban đầu các tượng đá chỉ thờ thần Víshnu. Sau này các vi vua khác theo Phật giáo nên chuyển qua thờ Phật từ lâu. Đền thờ Ta Reach một minh hùng hồn cuộc đổi ngôi tôn giáo từ Ấn Độ giáo qua Phật giáo. Phần lớn người dân Cambodia tin theo tôn giáo của nhà vua. 

Vài nét về Ta Reach
Vài nét về Ta Reach. Photo Samgoshare
Vào viếng đền thờ Ta Reach  

Theo chân một đoàn người vào tham quan nơi thờ cúng mang tên Ta Reach. Ngoài có tấm bảng nhỏ giới thiệu sơ bộ, vào trong một bức tượng sa thạch rất cao lớn có tấm cánh tay. Ông tượng đá được phủ áo vàng dọc thân như các tu sỹ lẫn “che lọng” bằng đèn điện nhiều tầng phía trên cao. Tượng này ban đầu thờ Thần Vishnu, tới giai đoạn đền Angkor chuyển qua thờ Phật giáo mới thay thế bằng đầu tượng Phật. Lịch sử đức tin tôn giáo tại đất nước Cambodia đoi khi có những chắp nối lạ lùng. Tùy từng ông vua theo tôn giáo yêu thích và họ sẵn sàng thay đổi cả quá khứ cho phù hợp. Người dân với vật phẩm đơn giản vào viếng nơi này khá đông. 

Tượng đá tại Ta Reach hiện tại
Tượng đá tại đền thờ Ta Reach hiện tại. Photo Samgoshare

Tôi cúi đầu van vái thầm mong chân vẫn mềm đá vẫn cứng như tính tự nhiên vốn có. Trong lòng có chút băn khoăn trước tượng đá có tấm thân của Hindu đã từng mang đầu Phật. (Hiện nay đã trả lại nguyên trạng). Tôn giáo Hindu thuộc thế giới đa thần, không có giáo chủ. Họ thờ rất nhiều thần mà mỗi người luôn mang một ý nghĩa tâm linh rất riêng. Hindu giáo tựu trung ba vị thần tối cao. Gồm có Brahma tượng trưng thần tạo hóa, Vishnu thần bảo hộ và Shiva thần hủy diệt. Một thời tượng đá mang sự hóa thân kỳ lạ của thần tám tay với đầu Phật. Một kết hợp hài hòa của đức tin hay áp đặt khiên cưỡng giữa chốn linh thiêng?  

Cầu nguyện trước anh linh

Dù vua có theo tôn giáo nào người dân cũng chỉ mong hai chữ bình an. Người ta thường nói “chiếc áo không làm nên thầy tu”. Rứa mà bức tượng đá cao lớn trầm mặc được khoác chiếc áo vàng óng có đính hạt châu lấp lánh. Tượng điêu khắc đá có tám tay hai bên, nhờ màu áo vàng, vai trần cùng khuôn mặt sạm đen thêm nổi bật. Người dân Cambodia vào dâng hoa quả thắp hương quỳ lạy cầu an như nhiều người Việt vào đền cúng bái. Hoa sen, dừa tươi, nhãn lồng, chuối xanh dâng cúng đều được. Sinh thời mỗi lần khất thực Người thọ nhận tất cả không phân biệt mặn chay.

Bối cảnh cho đôi trẻ
Bối cảnh cho đôi trẻ. Photo Samgoshare

Đứng trước tượng đã người dân Cambodia có tấm lòng cung kính. Họ sống với niềm tin vào lẽ vô thường, cầu mong an lành, hướng thiện tâm đến với mọi người. Ngôi đền nhỏ như một tiền cảnh đầu tiên của mặt trước đền Angkor Wat. Ra phía trước tôi nhìn quanh xa xa kinh khí cầu đang bay lên cao. Vài cây thốt nốt vươn cao dưới nền cỏ xanh làm di tích thêm đậm màu xưa cũ. Gần đó một đôi trai gái đang sửa soạn chụp ảnh cưới nét mặt rạng rỡ. Chốn linh thiêng của ngày xưa đã trờ thành nơi kỹ niệm trai tài gái sắc của đất nước Cambodia. Sự an lành đã trở lại chốn này, tôi mừng thầm cho sự hồi sinh của mỗi gia đình.

About Quoc Sam

I am Sam. I am Vietnamese. I was born and grew up in Hue - the ancient capital of Vietnam. Hue is a peaceful small town with the romantic Hương river flows through. I live and work in the Saigon city - a city crowded and lively

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.