Trong khi tham quan lâu dài Heidelberg một tình yêu hoang phế. Đứng từ trên cao nhìn chiếc cầu cũ vắt qua sông Neckar rất đẹp. Lúc xuống thong thả dừng lại trên cầu Karl Theodor soi bóng mình trên sông Neckar tại thành phố cổ Heidelberg. Một cây cầu ấn tượng không thể bỏ qua với du khách đã “lỡ bước sang ngang” thăm chốn này. Cảm giác mơ màng như ngày xưa rất xưa đã từng làm kẻ lưu đày ngang qua chốn này. Dòng sông Neckar hiện hữu như bao đời vẫn lức hờ hững lúc hối hả.
Giới thiệu tên cầu Karl Theodor
Trước hết trên thế giới hiếm có cây cầu nào lại có lịch sử lạ lùng như cầu Karl Theodor tại Heidelberg. Theo nghĩa rộng sinh lão bệnh tử trong suốt quá trình sinh tồn thân phận của cầu này đến chín lần sinh tử không tính thời La Mã. Cầu Karl Theodor còn gọi cầu cũ (Alte Brücke) bắc qua sông Neckar thành một phần đường Neckar. Con đường cây cầu kết nối khu phố cổ với phía Đông quận Neuenheim. Cầu Karl Theodor làm bằng đá sa thạch xây dựng năm 1788 dưới thời Elector Karl Theodor. Lần khai sinh thứ chín này sau đó có trùng tu nâng cấp như hiện trạng ta thấy ngày nay.
Ngược dòng lịch sử cầu mang tên Ông Elector Karl Theodor. Ngài là công tước của Julich Berg kiêm tuyển hầu tước Kurpfalz, Bayern của nhà Wittelsbach. Một hoàng tộc danh giá của Đức quốc, triều đại Wittelsbach cai trị lãnh thổ Đức tại Bayern. Thời gian từ năm 1180 tới năm 1918 và tuyển hầu quốc Kurpfalz từ năm 1214 đến năm 1805.
Thân phận cầu Karl Theodor
Theo gia phả cầu, ngay tại vị trí này người La Mã đã xây cầu gỗ vào thế kỷ thứ nhất. “Thời gian sau bị hư hại cầu được xây lại bằng đá vào năm 200. Bị lũ lụt làm sập gần một ngàn năm trôi qua cầu chìm vào quên lãng. Đến cuối thế kỷ XII, khu phố cổ Heidelberg ra đời. Cầu mới được xây dựng lại bằng gỗ vào năm 1284. Theo thời gian từ 1284 đến 1470 năm lần cây cầu xây mới bị lũ lụt băng trôi tàn phá.
Sau đó nhiều lần xây dựng lại với các tên gọi cầu Münster vào thế kỷ XVI, cầu Merian vào thế kỷ XVII. Lần thứ tám vào năm 1706, hoàn thành sau hai năm mang tên cầu Nepomuk. Cuối cùng lần thứ chín vào năm 1788 và vài lần trùng tu sau đó. Nó trở thành điểm tham quan nổi tiếng nhất ở Heidelberg mà có một ngày phải lòng yêu mến ghé thăm. Hiện tại cầu được sử dụng dành cho người đi bộ với xe đạp. Xe hơi vào các ngày trong tuần từ 4:00 sáng đến 11:00 sáng“.
Ngày ấy soi bóng mình
Tôi của ngày ấy lang thang dọc theo cầu nhìn dòng sông Neckar hờ hững chảy. Không thể hình dung ngày thuở xa ấy, lũ lụt băng trôi phá hủy mấy lần cầu. Vào mùa Xuân dòng sông Neckar ngày nay sao hiền hòa quá vậy. Trên cầu Karl Theodor được trang trí nhiều tiểu cảnh cùng các bức tượng đẹp. nNơi dành cho du khách đứng ngắm dòng sông. Đứng từ đây phóng tầm mắt nhìn ra xa, khu phố cổ Heidelberg thật thanh bình thơ mộng trong gió xuân. Đặc biệt hai đầu cầu có cổng với hai tòa tháp tròn vút lên cao như lâu đài trong chuyện cổ tích.
Cứ ngỡ dừng lại bên cầu Karl Theodor soi bóng mình đã tàn phai thế nào. Chợt thấy bóng hình thiên hạ nam thanh nữ tú quá nhiều nên e ngại. Về xứ mình úp mặt sông quê mà soi bóng đôi khi vui hơn.