Người Ấn ngày trước chưa biết khái niệm uống trà hay cà phê. Vào giai đoạn người Anh cai trị họ đã lấy giống trà từ Trung Quốc về trồng tại Ấn Độ. Trà ngày ấy một ngành công nghiệp hái ra tiền, các đồn điền mọc lên nhiều trên đất Ấn. Nhờ quá trình trồng, phát triển với nghiên cứu giống trà. Người Anh đã phát hiện ra tại Ấn cũng có nhiều giống trà quí. Từ đó thói quen uống trà hình thành, sáng tạo nên món trà sữa nóng độc đáo của nước này. Nhân phiêu du tới đây nên ghé quán cà phê Leopold lâu đời nhất Mumbai xem thế nào.
Thuở ban đầu họ không có thức uống cà phê. Mãi sau này người Hồi giáo xâm lươc cai trị đã đem cà phê qua xứ sở này. Gia đoạn đế quốc Anh thanh lý người Hồi cai trị người Ấn Độ, thời ấy cà phê với trà chỉ dành cho giới thượng lưu. Lâu dần trà với cà phê phát triển, trà sữa trở thành phổ biến dần ra quần chúng. Vào giai đoạn giao thời ấy quán cà phê Leopold ra đời.
Quán cà phê Leopold
Theo dòng lịch sử quán cà phê Leopold thành lập vào năm 1871 theo như bảng treo tên quán. “Những người Iran theo Thánh Hỏa giáo (Zoroastrian) đã di cư đến đây lập nghiệp. Ban đầu buôn bán dầu ăn, dần dà trở thành cửa hàng, nhà hàng kiêm luôn hiệu thuốc. Thời gian sau thành nhà hàng, quán bar, bán cà phê cùng các loại giải khát. Nó trở thành nơi những người du lịch nước ngoài thường lui tới vào giai đoạn Ấn Độ mở cửa. Cuộc khủng bố tại Mumbai năm 2008 liên quan nhiều địa điểm nhà ga tàu, bệnh viện, khách sạn, rạp hát. Trong có địa danh quán cà phê Leopold do nhiều khách nước ngoài tụ tập”. Quán cá phê vốn đã nổi tiếng từ lâu, nay trở nên nóng nhiều hơn.
Ngang qua quán cà phê Leopold từ bảng hiệu đến nội thất bên trong cũng bình thường như bao quán cà phê tại Sài Gòn. Dấu ấn thời gian cũ mòn vương lại đâu đó trên các bức ảnh trang trí đã cũ. Khách du lịch mùa cao điểm đông, ngồi đầy hết bàn ghế. Nhân viên bận rộn phục vụ hỏi han ân cần nhẹ nhàng. Cà phê Ấn Độ vốn không ngon nên gọi chai nước lọc vừa uống vừa quan sát quanh quán cà phê xưa cũ. Không khí sinh hoạt vẫn như thường ngày, những câu chuyện khủng bố năm xưa có thể đã lùi vào dĩ vãng.
Dạo phố đêm mua bán
Kể từ ngày thành phần cực đoan tấn cống khách nước ngoài nhắm vào ngành du lịch. Chính phủ Ấn Độ đã tăng cường nhiều biện pháp mạnh tại tất cả nhà ga bến tàu các nơi di sản có nhiều khách tham quan. Lần đầu tham quan đã ngạc nhiên khi thấy lực lượng quân sự bồng súng tại chòi canh trước nhà ga di sản Chhatrapati Shivaji Maharaj. Qua khu di sản tòa án tôi cao cũng thấy lính gác vòng quanh. Rong chơi du lịch bạn sẽ yên tâm hơn rất nhiều bởi du lịch Ấn Độ đang từng bước giúp kinh tế cho đất nước.
Lang thang dạo phố đêm thành phố Mumbai chung quanh khu vực khách sạn mới thấy sức sống nền kinh tế đêm. Vào đầu năm khí hậu tương đối mát mẻ, phù hợp cho du khách. Gặp mùa hè, nóng cháy da kinh người không thua gì xứ Kuwait Trung Đông. Đêm về người dân với du khách mua bán tấp nập, khả năng làm việc miệt mài của người Ấn. Hàng hóa nói chung không đất đỏ, giá cả dễ chịu mua làm quà lưu niệm cũng vui.
Đềm tự nhiên muốn ăn hàng loanh quanh tìm các món ăn đường phố nếm thử cho biết. Tìm mãi ở thành phố Mumbai mới may mắn gặp món vặt Jhal Muri đã gói sẳn. Thử mua ăn không ngon như tại cố đô Kolkata thật khác biệt. Quanh khu vực quán cà phê Leopold lâu đời nhất Mumbai đã thấy đời sống mưu sinh phố đêm rộn ràng. Nền kinh tế đêm mà chính phủ Việt Nam đang quyết tâm hiện thực hóa chưa biết bắt đầu thế nào trong đại dịch.
Photo Samgoshare