Hoài niệm trên cầu Enkobashi thành Hiroshima

Đêm hôm qua nhờ đi bộ nhiều tôi ngủ một giấc ngon xứ người. Sáng dậy tại khách sạn khá sớm nhìn xem phố xá có gì mới không. Nhìn xuống đường phố qua ô kính thang máy một sáng thật bình yên. Dường như người dân vùng này chưa ngủ dậy, cả thành phố Hiroshima vẫn còn ngái ngủ. Tình cờ tôi đã đến đúng địa điểm lịch sử đứng tư lự hoài niệm trên cầu Enkobashi thành Hiroshima. Cây cầu trở thành hứng nhân đặc biệt của nhiều câu chuyện tại thành phố nổi tiếng vì thảm họa.

Tập thể dục sáng 

Xuống phố một mình đi loanh quanh thử xem sao. Tôi muốn nhìn lại cho rõ tòa nhà. Dao dọc theo bờ sông trong một sớm mai khí trời khá mát mẽ, sạch sẽ, thư giãn một cách nhẹ nhàng như đi bộ tập thể dục. Đường vẫn còn thưa vắng bóng người chỉ có các em học sinh. Nhìn từ dưới bờ sông cây cầu duyên dáng trong sớm mai nhè nhẹ xứ Phù Tang. Dòng sông hờ hững với cây cầu đã cũ mang tên Enkobashi. Một biểu tượng nhỏ ven sông Enko một nhánh sông Ota. Học sinh tới trường trên cầu dành cho người đi bộ và xe đạp. Dòng sông Enko bình lặng trong một sáng bình yên thành Hiroshima.

Sáng nay Sài Gòn nắng rực rỡ làm tôi nhớ một sáng yên bình ở Hiroshima. Tôi thả bộ trên cầu cũ Enkobashi nhìn lại phía kia cây cầu cong hiện đại. Bao nhiêu người lặng lẽ qua cầu mỗi ngày như mọi ngày. Chợt thấy một biểu tượng nhỏ ghi nhớ về quá khứ của cây cầu Enkobashi, tên dân gian gọi cầu bom! Lúc mới tới chưa biết vì sao giữa chốn đô thị phồn hoa lại tồn tại một cây cầu có phần cũ kỹ như vậy. Thật ra về sau tìm hiểu khá bất ngờ lịch sử cầu Enkobashi. Cây cầu nhỏ nhưng gắn liền với biết bao ký ức với người dân Hiroshima trên đường di tản trong thời chiến tranh.

Cầu Enkobashi thành Hiroshima.
Hoài niệm trên cầu Enkobashi thành Hiroshima. Photo Samgoshare
Lược sử cầu bom Enkobashi

Theo dòng lịch sử“Theo truyền thuyết ở Hiroshima, một con yêu tinh nước hoặc một loài động vật lưỡng cư tưởng tượng gọi là Enko sống tại nhánh sông này. Từ đó người dân đặt tên cầu Enkobashi. Cầu Enkobashi được xây dựng qua sông Enko, đầu mối quan trọng cho các tuyến đường nối với cố đô Kyoto từ thời Edo. Cây cầu xây dựng lại vĩnh viễn vào năm 1926 rất công phu. Trên lan can cầu có khắc tượng con khỉ cùng tượng đại bàng vỗ cánh trên quả cầu. Khi chiến tranh trở nên khốc liệt những vật trang trí được trưng dụng bởi chính phủ. Cho nên một lan can cầu phải làm bằng đá thay thế.

Vào ngày 6 tháng 8 năm 1945, cây cầu cách trung tâm vụ nổ 1820 mét. Tiếp xúc gián tiếp sưc công phá của quả bom nguyên tử. Nó bốc cháy và sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử. Nhờ đó được sử dụng như một tuyến đường di tản cư dân. Ngày nay có sửa sang lại đôi chút như hiện trạng. Do đó nó được gọi là cầu bom”.

Hoài niệm trên cầu Enkobashi

Tôi thơ thẩn trên cầu Enkobashi nhớ về thưở trước còn chiến tranh. Nhờ bảng ghi chú ở đầu cầu tôi chạm vào chút lịch sử. Tôi vô tình tản bộ trên cây cầu lịch sử đầy hoài niệm của người dân Hiroshima. Sông có đời sống của sông, cầu có số phận của cầu. Cây cũng biết vươn mình sống chung với sông Enko cùng cầu Enkobashi. Tôi muốn đến thành phố này vì hiếu kỳ Hiroshima chứng nhân hùng hồn của sự vô nghĩa của chiến tranh.

Nhìn qua một cây cầu khác trên sông. Xứ sở tràn ngập bê tông này đang cố gìn giữ chút màu xanh cỏ cây. Con đường lát gỗ ven sông dịu dàng trong nắng mai. Sự kết hợp giữa gỗ, đá và cây xanh thú vị dành cho người đi bộ. Thiết kế luôn thay đổi tạo sự sinh động dù chỉ một con đường ven sông. Màu xanh của cây cao, thấp và màu đen của kim loại, gỗ tạo nên những mảng màu tách biệt, bổ sung cho nhau thật hợp lý. Tôi lại nhìn một góc cạn nước thử xem có rác hay không. Không. Ý thức bảo vệ những gì thuộc về thiên nhiên luôn được tôn trọng nơi chốn này.

Photo Samgoshare

About Quoc Sam

I am Sam. I am Vietnamese. I was born and grew up in Hue - the ancient capital of Vietnam. Hue is a peaceful small town with the romantic Hương river flows through. I live and work in the Saigon city - a city crowded and lively

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.