Khó quên kho báu bảo vật quốc gia Iran tại Tehran

Quá trình phiêu du qua nhiều miền đất lạ, tôi luôn dành thời gian tìm hiểu bảo tàng. Nhớ lại đã từng rong chơi qua các bảo tàng độc đáo riêng có của các nước. Ví như bảo tàng Herrmitage tại thành phố St. Petersburg tuyệt diệu. Hay bảo tàng Cố Cung tại Đài Loan, bảo tàng La Mã tại Cologne. Đặc biệt như bảo tàng Louver tại Paris Pháp cùng nhiều bảo tàng khác.  Chưa có nhà bảo tàng nào mà tôi phải đến lần thứ ba mới thật sự được vào. Chuyến thăm bảo tàng cổ vật đặc biệt tại thủ đô Tehran trở thành dấu ấn cuối cùng của chuyến rong chơi miền đất Ba Tư huyền bí. Thật khó quên thời gian đắm chìm với bảo vật quốc gia Iran tại thủ đô Tehran.

Bảo vật quốc gia Iran

Lần thứ nhất ngày mới tới thủ đô tôi thuê xe đến ngay bảo tàng trung ương Iran. Chưa có thông tin gì nhiều đến trước đọc bảo tàng đang loay hoay tìm hiểu. Chàng cảnh sát ra thăm hỏi rồi chỉ ngay thông báo ngày giờ du khách được vào tham quan. Lần thứ hai sắp hàng vào được bên trong bảo tàng. Chờ đợi thêm nữa sợ không kịp chuyến tàu đành tiếc nuối ra về. Sau đó phiêu du trọn một vòng qua nhiều thành phố cổ xưa của đất nước Iran. Trở lại thủ đô Tehran lần này quyết tâm trở lại, may mắn lịch trình rơi vào ngày cho phép tham quan.

Lần đầu vào thăm một bảo tàng cổ vật trung ương như vào một nơi đặc biệt nhất Tehran. An ninh kiểm tra hai lớp, tất cả điện thoại, máy ảnh, máy quay đều để lại bên ngoài. Họ rà soát rất kỹ vào và ra cùng một đoạn đường. Bảo tàng cổ vật của đế quốc Ba Tư có giá trị hàng chục tỷ đô la. Báu vật ở đây thuộc hàng quốc bảo nhiều di vật độc bản duy nhất trên thế giới. Qua vài công đoạn kiểm tra bồi hồi bước vào không gian trưng bày báu vật hoàng gia.

Tận mắt chứng kiến các cổ vật thuộc vào loại hiếm có trên đời. Các loại đá quý như ngọc phỉ thúy, ngọc lục bảo đến kim cương đều góp mặt. Từ vòng đeo tay bằng vàng ròng gắn ngọc, hắn kim cương đến các vương miện lộng lẫy của các đời vua. Các báu bật hoàng gia thể hiện trình độ điêu luyện của nghệ nhân Ba Tư vào những thời huy hoàng.

Những báu vật điển hình

Tôi ngẩn ngơ nhìn viên kim cương màu hồng nhạt nổi tiếng lịch sử mang tên Daria-I-Noor. Nhìn quanh nhiều góc vẫn có cảm giác trong suốt như miếng thủy tinh giữ đời. Thế mà nó là một trong những viên kim cương cắt lớn nhất thế giới có màu hồng nhạt. Theo tiếng Ba Tư có nghĩa “Ánh sáng của đại dương” còn được gọi “Giọt nước mắt của biển cả”. Viên kim cương Daria-I-Noor nặng 182 Carat (36g) mang màu cực hiếm. Nó đã từng trở thành báu vật tranh giành của thời kỳ lịch sử giữa Ấn Độ và Ba Tư. Viên kim cương có xuất phát gốc từ bộ tộc xa xưa tại Ấn Độ. Sau đó thuộc đế chế Mugal và cuối cùng rơi vào tay Ba Tư sau một cuộc xâm lược.

Viên kim cương Daria-I-Noor nổi tiếng
Bảo vật quốc gia Iran – Daria-I-Noor tại Tehran.

Món đồ ấn tương thứ hai. Quả địa cầu trang sức được chế tác cực kỳ tinh xảo tráng lệ cao 110cm đường kính 45 cm. Nó được bao phủ hơn 51 nghìn viên đá quý. Phần biển với đại dương làm bằng ngọc lục bảo, phần lục địa làm bằng hồng ngọc và đá gai. Các nước lớn thời ấy như Anh, Pháp, Iran và Nam Á thể hiện bằng kim cương. Phần đế bằng gỗ phủ vàng tổng cộng 35 kg được sử dụng chế tạo nên quả địa cầu độc nhất vô nhị này. Vua Nasseridin (1848-1896) muốn làm quả địa cầu để giúp theo dõi những viên đá quý hoàng gia. Còn muôn vàn bảo vật độc nhất vô nhị tại kho báu Tehran Iran.

Vương miện đăng quang

Vương miện Kiani được sử dụng trong các lễ đăng quang thời đại của Fath Ali Shah Qajar của Iran từ (1789–1925). Chiếc vương miện làm bằng nhung đỏ, gắn hàng nghìn viên đá quý cao 32 cm. Vương miện Kiani được chế tác rất tinh xảo gồm 1800 viên ngọc trai nhỏ, khoảng 300 viên ngọc lục bảo cùng với 1.800 viên hồng ngọc. Tôi ngỡ ngàng chiêm ngưỡng ngai vàng của Fath Ali Shah Qajar vẫn còn nguyên vẹn đẹp cực kỳ xuất sắc. Một tác phẩm cực kỳ xuất sắc thể hiện đẳng cấp giàu có của vương triều Iran.

Vương miện Pahlavi làm bằng nhung đỏ vàng bạc và đá quý. Trên vương miện đính 3.380 viên kim cương và 369 viên ngọc trai tự nhiên. Viên kim cương lớn nhất 60 Carat nằm trung tâm, năm viên ngọc lục bảo cùng những viên sapphire lớn 20 Carat. Thiết kế của vương miện kết hợp họa tiết của triều đại Sassanid. Một triều đại cai trị đế chế Ba Tư từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ VII sau Công nguyên. Vua Reza Shah người sáng lập triều đại Pahlavi đã sử dụng vào năm 1926. Vị vua cuối cùng Mohammad Reza Shah Pahlavi đăng quang vào năm 1967. Ngày mai sẽ chia xa Tehran thoáng buồn ẩn hiện.

Chiều chia xa Tehran

Buổi chiều rânh rỗi nên tôi cứ mãi ở trong kho báu, theo chân từng đoàn người vào tham quan. Không gian bảo tàng vừa đủ trưng bày của gia bảo của hoàng gia Iran. Tôi như đứa trẻ lạc vào một kho ngọc ngà châu báu của đế chế Ba Tư. Các báu vật đã thấm đẫm mồ hôi nước mắt và máu của bao người. Chúng đã trở thành linh vật mang theo nhiều lời nguyền lịch sử bất tận với nhiều thế hệ. 

Chợt nhớ về quá khứ vào đầu thế kỷ XVIII, không ngờ chàng trai Babur thất bại ở quê nhà Samarkand chạy loạn về tiểu quốc Afghanistan. Chiều tha hương buồn, chàng hướng dõi theo về xa xăm. Từ đó đã chinh phục lập nên đế chế Mughal vĩ đại tại tiểu lục địa Ấn Độ. Kho báu cả mấy đời hoàng gia nhà Mughal lại bị hoàng đế Nader Shah bất khả chiến bại của Ba Tư cướp sạch trong lần xâm lược Ấn Độ vào năm 1739. Nhân quả khôn cùng. Gần hết giờ, tôi ra bên ngoài bảo tàng mua cuốn sách giới thiệu các báu vật hoàng gia. Đến đây lần thứ ba mới vào được tham quan kho báu mà không ghi được tấm hình nào.

Một chiều lang thang muộn màng chiêm ngưỡng những bảo vật quốc gia Iran tại Tehran thật khó quên. Địa chỉ kho báu quốc bảo, ngân hàng Trung ương Cộng hòa Hồi giáo Iran. Số 140, Ferdowsi Ave Tehran, Iran. Giờ mở cửa từ thứ bảy đến thứ ba, thời gian 2-5 PM. Đóng cửa vào các ngày thứ tư, thứ năm và thứ sáu và các ngày lễ quốc gia. 

Photo từ Internet

About Quoc Sam

I am Sam. I am Vietnamese. I was born and grew up in Hue - the ancient capital of Vietnam. Hue is a peaceful small town with the romantic Hương river flows through. I live and work in the Saigon city - a city crowded and lively

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.