Kiến giải Cánh đồng Chum tại Xieng Khuang Lào

Tỉnh Xiêng Khuang theo tiếng Lào nguyên nghĩa là thành phố phía chân trời. Diện tích rộng lớn cư dân thưa thớt đã từng là tỉnh tự trị lệ thuộc vào Việt Nam. Chuyến rong chơi phiêu du qua ba nước Cambodia, Thái Lan và Lào đã giúp tôi mở mang cập nhật thêm kiến thức. Yêu thích khám phá nên tìm cách thử kiến giải Cánh đồng Chum tại Xieng Khuang Lào.

Hợp chất riêng có

Tất cả đều suy đoán theo các giả thuyết đã định hình trên cơ sở khảo cổ nhỏ nhoi. Theo tôi trước đây khu vực này mát mẻ ẩm ướt, người tiền sử đã biết tập hợp thành các khu quần cư sinh tồn. Cuộc sống trải qua gian khổ, vô tình họ đã khám phá ra chất kết dính đặc biệt. Ví như “hợp chất ô dước” huyền thoại có tại Việt Nam đã bị thất truyền.

Theo tài liệu khảo cổ “Hợp chất từ mật đường, vôi và nhựa cây ô dước tạo thành một hợp chất cứng hơn đá sau hàng nghìn năm. Nhìn bên ngoài, hợp chất ô dước khi đã khô thường có màu trắng đục, xám nhạt nên nhiều người tưởng lầm là đá khối. Ô dước càng để lâu càng bền, tuyệt đối không thấm nước”

Toàn cảnh Cánh đồng Chum sô 3 tại Phonsavan Lào
Cánh đồng Chum thứ ba tại Phonsavan Lào. Photo Samgoshare

Từ đó họ nghĩ ra cách làm những chiếc “chum đá” từ “vật liệu cát đá riêng có” để dự trữ thức ăn, nước uống. Họ biết lấy thân cây tròn làm cốt lõi bên trong, độn thêm quanh bụng rộng ra. Sau đó đắp hợp chất kết dính riêng có cùng với “vật liệu cát đá” ấy mà tạo thành. Quan sát thấy rất nhiều vết xước kiểu như lấy cây cào thủ công quanh chum còn in dấu. Vài chum đá bị phân tầng với màu sắc khác nhau, kiểu như thời gian “thi công“ bị ngắt quảng nối tiếp khác nhau. Vừa qua vào năm 2019, theo khảo sát các nhà địa chất, vật liệu đá của cánh đồng chum thứ nhất và mỏ sa thạch cách tám cây số rất giống nhau.   

Kiến giải Cánh đồng Chum

Họ suy luận có khả năng mỏ đá làm nguyên liệu gốc cho các chum cụm một. Tôi cảm thấy thú vị cho cách lý giải riêng mình, không thể nào di chuyển những chiếc chum nặng mười hàng tấn băng qua bao cánh rừng đồi núi. Dù đất nước Triệu Voi dùng các con vật khổng lồ cũng có giới hạn của nó. Ngược lại sa thạch loại đá khá mềm, vận chuyển khối to lớn dễ bị gãy vỡ. Có thể người tiền sử đã đập nát đá rồi đem về tại nơi xây dựng.

Họ chỉ cần làm cái đáy trước, dựng cột gỗ như lõi bên trong. Sử dụng một hợp chất kết dính nào đó với “vật liêu đá riêng có” đắp lại thành chum với hình dáng bất kỳ. sau thơi gian đông kết lấy lõi cây ra sẽ có được chiếc chum có hình dáng như ý. Cuộc sống quần cư của các bộ tộc có kẻ giàu người nghèo. Tùy khả năng mà chế tác chum to, chum nhỏ. Nhà giàu họ tạo ra nắp đậy cùng chất liệu, nhà nghèo có thể đậy bằng gỗ, lá cây.

Cái nắp hy hữu tại Cánh đồng Chum thứ nhất. Photo Samgoshare

Qua thời gian di cư bỏ lại hoang hóa đã làm mục rửa tất cả. Còn chăng chỉ vài cái nắp dùng “vật liệu cát đá” trơ gan cùng tuế nguyệt. Mặt khác hàng ngàn năm trôi qua, khu vực Xieng Khuang trải qua quá trình biến đổi khí hậu mạnh mẽ. Hạn hán nghiêm trọng trong thời gian dài như đã từng xảy ra tại cố đô Siem Reap. Khí hậu không còn thuận lợi, canh tác nông nghiệp thất bát, họ đã di cư về miền đất khác để lại hàng ngàn chiếc chum nằm huyền ảo giữa cánh đồng trơ trọi. 

Khảo cổ mới nhất     

Theo tiến trình lịch sử, dưới tác động của địa chất, thời tiết. Đồng thời bom đạn chiến tranh đã tạo thành hiện trạng như ngày nay.  Tôi không cho rằng khu vực này Cánh đồng Chum là mộ táng như nhiều bài viết. Bởi tìm được một ít xương còn lại quanh chum đá mà cho mộ táng không có cơ sở. Mộ táng xương cốt phải nằm trong chum đá. Khảo cổ vừa gần nhất vào năm 2019 tại đây cho biết nhiều tầng văn hóa khác nhau.

Nhóm phát hiện sau Công Nguyên hơn bảy tám trăm năm có xương nằm trong mộ táng nhưng chum bằng gốm. “Điều này cho chúng tôi biết hoạt động chôn cất tại địa điểm này phức tạp hơn nhiều so với những gì chúng tôi nghĩ ban đầu. Bao gồm ba loại nghi lễ. Chôn cất sơ cấp (nơi đặt bộ xương), chôn cất thứ cấp (bó xương) và chôn cất bằng chum gốm“.

Gặp lại du khách Pháp
Gặp lại du khách Pháp. Photo Samgoshare
Di sản văn hóa

Thực tế mãi đến năm 2019, Ủy ban UNESCO mới công nhận di sản văn hóa Cánh đồng Chum. Nó nằm tại Phonsavan tỉnh Xieng Khuang Lào mà lúc lập kế hoạch tôi cứ ngu ngơ. Nhờ nhìn tận mắt sờ tận tay mới kiến giải Cánh đồng Chum như trên. Lịch sử đôi khi đơn giản đến bất ngờ mà càng nghiên cứu càng suy đoán phức tạp. Thuở hồng hoang xa xưa ấy nơi đây đã xảy ra những gì, làm sao hậu bối biết được. Sinh tồn trước thiên nhiên hoang dã luôn quan trọng nhất. Biết đâu chừng người Lào xưa đã dùng các chiếc chum để muối dưa cải, thảng hoặc ướp động thực vật, ủ rượu dự trữ ăn uống dần cũng nên. 

About Quoc Sam

I am Sam. I am Vietnamese. I was born and grew up in Hue - the ancient capital of Vietnam. Hue is a peaceful small town with the romantic Hương river flows through. I live and work in the Saigon city - a city crowded and lively

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.