Kỹ niệm nhỏ chuyện vui buồn thuở sinh viên

Ngày nay chỉ cần nhớ lại nhiều khi vẫn không hiểu chuyện gì đã xảy ra trên mảnh đất này. Có vài kỹ niệm nhỏ chuyện vui buồn của thuở ấy, cái thời mội thứ đều phải dựa theo sơ yếu lý lịch trong sáng. Tất cả người dân đều phải kê khai lý lịch. Ai cũng muốn ghi xuất thân bần cố nông mới chịu. Bần nông đã nghèo “rớt mồng tơi” lại muốn thêm chữ cố. Tôi hay đùa nghèo từ đời cố đến giờ vẫn cố gắng nghèo thêm vài đời mới đặng.

Kỹ niệm nhỏ thời sinh viên

Chạnh nhớ lại ngày về làng đóng dấu sơ yếu lý lịch. mấy người cán bộ xã tròn xoe đôi mắt nhìn tôi ngang dọc, mi mà cũng được đi Liên Xô à! Xuất ngoại của thuở ấy có hai trường phái rõ ràng. Trường phái số một, xuất khẩu lao động qua các nước xã hội chủ nghĩa như Liên xô, Đức, Tiệp và nhiều nước trong khối. Con em thành phần gia đình ưu tú, không dính đến “ngụy quân ngụy quyền” được chọn lựa. Ngày nay nhớ lại, một sự trào lộng đến không tưởng. Suy cho cùng, đem bán sức lao động cho nước ngoài mà đầy vinh dự tự hào. Chính cái đói mờ mắt đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng.

Vâng trong cái đói ấy, trường phái xuất khẩu số hai từ người dân khốn khó vượt biên. hiều khái niệm xa lạ của ngày hôm nay lại phổ biến của ngày hôm qua. Vượt biên một chương đau buồn trong lịch sử dân tộc Việt. Một đề tài này rất hay cho các luận án tiến sỹ về sử học, rất tiếc chưa ai có tâm nghiên cứu. Bởi bài học nào cũng có giá, vấn đề quan trọng dân tộc biết rút ra từ các bài học ấy. Mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử đất nước luôn có vài bài học nhất định. Tốt phát huy xấu đừng bao giờ lập lại sai lầm. Ứng xứ của chính quyền tác động lên người dân luôn tiềm ẩn một phản lực đâu đó giữa đời. Xấu hay tốt đều được ngườ dân lưu giữ truyền đời.

Kỹ niệm nhỏ chuyện vui buồn thuở ấy ! Photo Samgoshare
Kỹ niệm nhỏ chuyện vui buồn thuở sinh viên. Photo Samgoshare
Năm tháng khó quên

Ngày còn học trường làng bạn bè cùng lớp rủ rê vượt biên như chuyện thường. Dăm bữa nữa tháng thấy ai đó vắng mặt biết có thể vượt biên rồi. Sống hay chết thật khó lòng biết được, thường nghe cái chết ám ảnh nhiều hơn sống. Đất nước trong những năm tháng vượt biên của thuở ấy. Người Việt Nam đã góp vào từ điển Anh ngữ một từ quý giá “boat people”. Tên gọi thuyền nhân chỉ phản ánh một phần nhỏ nỗi đau đồng loại trên hành trình tìm kiếm tự do. Mãi sau này năm 2019, tôi tình cờ gặp nơi tưởng niệm nhỏ tại Sydney của thuyền nhân Việt Nam ngày ấy.

Thật xót xa, quá khứ đau buồn của một dân tộc anh hùng. Người dân có thể tha thứ nhưng không bao giờ lãng quên. Gần nhất trong thập niên 90 vẫn còn người vượt biên. Sau năm 1995 khi Hoa kỳ dở bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Tình trạng vượt biên giảm hẳn và không còn nghe nhắc tới. Từ đó, người Việt chuyển sang di cư bằng cách du học, đầu tư, bão lãnh và nhiều dạng khác. Người Việt vẫn ra đi như một định mệnh nào đó thật lạ kỳ? Ngày nay đôi khi nhớ lại vài kỹ niệm nhỏ, chuyện vui buồn thuở ấy. Không thể nào hình dung đã từng xảy ra cho người dân nước Việt.

About Quoc Sam

I am Sam. I am Vietnamese. I was born and grew up in Hue - the ancient capital of Vietnam. Hue is a peaceful small town with the romantic Hương river flows through. I live and work in the Saigon city - a city crowded and lively

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.