Lần đầu ăn sáng tại chợ Tehran bỡ ngỡ

Lần đầu ăn sáng tại chợ Tehran bỡ ngỡ không khỏi có những e ngại. Bữa ăn sáng đầu tiên lạ lẫm vẫn cho tôi cảm giác an bình. Khi tôi thức dậy ở nhà trọ háo hức muốn đến chợ Tehran trước tiên vì gần. Lần đầu ra đón gặp taxi buýt cũng hơi lạ. Xe taxi buýt đến được gần chợ, phải đi bộ do hạn chế xe ô tô vào.

Đón taxi buýt

Đất nước Iran thân thiện đầy huyền bí có loại taxi buýt không giống ai nhưng rất thực dụng. Kiểu taxi sử dụng kiểu như xe buýt, taxi đang chạy có thể dừng bắt khách đi tiếp nếu xe còn chỗ. Cách này áp dụng tại Sài Gòn sẽ rất thú vi, tận dụng tài nguyên kinh tế chia sẻ rất bản chất. Tại thủ đô Tehran có loại taxi thuần như mình. Vậy làm sao biết loại nào? Lần đầu tiên gặp taxi buýt kiểu hên xui, lần sau chịu không gặp. Sau đó, hỏi chủ nhà trọ mới biết taxi nào mở cửa không chạy máy lạnh đều buýt được. Các loại kín cửa cao tường máy lạnh không phải. Dĩ nhiên giá cả taxi buýt luôn rẻ hơn và người dân sử dụng nhiều nên khó gặp. 

Trước mặt tôi đoạn đường rộng, sạch sẽ dành cho đi bộ đến chợ Tehran. Phía này không cho xe chạy mà khách phải đi bộ vào một đoạn. Tôi gặp một người đi đường hỏi thăm về chợ. Sinh hoạt xứ này đến 9h chợ Tehran mới mở cửa. Chưa biết sẽ làm gì tiếp tục tản bộ tới một đoạn nữa, thấy một quán ăn mở cửa sớm, ghé vào quán ăn sáng. Lúc này quán chưa có ai tôi người đầu tiên vào quán. Trong bếp quán chỉ có hai người, hình như hai vợ chồng trẻ. Tôi nhìn anh chồng phụ vợ, sửa soạn bưng bê thấy vui vui. Nhìn thực đơn chỉ thấy toàn chữ ngoằn ngoèo bản xứ.

Ăn sáng khu chợ Tehran

Tôi chưa biết xử lý sao, chợt nhớ ra một từ thông dụng chữ soup. Thử nói “soup“ may mà chủ quán hiểu. Tôi thấy các nồi nấu thức ăn được trưng bày ngay trước bếp tới thị sát xem cho biết. Một nồi trên bếp đang nóng nâu nâu sền sệt, không rõ nấu loại gì. Ngồi chờ một chút, anh chồng bưng ra một tô màu nâu, một dĩa bánh hình thức rất lạ. Tôi chưa biết bánh gì mà dẹp lép loang lỗ đựng trên dĩa màu xanh. Thử ăn lúc đó mới biết một dạng khác của bánh mì vì làm từ bột mì. Trên bàn có các chai gia vị, tiêu, muối cùng một loại chưa rõ.

Tôi chưa biết nêm nếm gia vị gì thêm và ăn theo kiểu nào cho đúng cách. Giá như đang có ai đó đang ngồi ăn, tôi sẽ quan sát bắt chước. Tôi người mở hàng nên cứ tùy nghi sử dụng theo cách người Việt. Thôi cứ ăn theo kiểu nhà quê, có gia vị nêm nếm một chút vào cho sành điệu. Xé bánh mì chấm vào tô súp mà ăn hoặc ăn miếng bánh húp một muỗng súp. Kiểu gì cũng đặng, mình người nước ngoài chưa biết có sao đâu. Ăn chậm từ tốn cảm nhận hương vị quá lạ với tôi. Nó như kiểu lần đầu làm chuyện ấy, có chút háo hức pha lẫn bỡ ngỡ đầy lạ lẫm. 

Thân thiện đầy huyền bí 

Iran đất nước thân thiện đầy huyền bí từ chai gia vị. Tôi cũng thử thêm vào một chút, hơi chua chua như chanh và có mùi thơm nhè nhẹ. Súp Iran một dạng sệt gồm thịt và các loại đậu củ hầm vào nhau cũng dễ ăn. Món ăn lạ lẫm không ngon cũng không dỡ. Người dân Iran đã bắt đầu vào quán và gọi các phần ăn sáng khác nhau. Các phần ăn sáng thường bánh mì, bơ và các loại khác toàn đồ khô rang. Họ nhìn tôi nhẹ nhàng kiểu ngạc nhiên chưa biết đến từ đâu. Ăn xong được uống một ly nước trà sóng sánh màu rượu Hennessy. Trà đen nóng hổi dịu thơm, xong một bữa sáng xứ người.

Thử hỏi có thể chụp hình trong quán không, họ vui vẻ đồng ý. Tôi cảm nhận được sự thân thiện của người dân Iran qua từng ánh mắt của họ. Từ khi bước vào quán qua cái nhìn của vợ chồng chủ quán trẻ hay khách bản xứ đang ăn. Dù lần đầu tiên đến đây nhưng cảm giác yên tâm bắt đầu xuất hiện.   

Photo Samgoshare. 

About Quoc Sam

I am Sam. I am Vietnamese. I was born and grew up in Hue - the ancient capital of Vietnam. Hue is a peaceful small town with the romantic Hương river flows through. I live and work in the Saigon city - a city crowded and lively

11 comments

  1. Hi Sam,

    Chào bạn! Mình là Ivy từ Saigon, mình đang lên plan cho chuyến du lịch solo tới Iran vào tháng 12 này. Mình tham khảo nhiều thông tin và diễn đàn du lịch Iran tuy nhiên vẫn còn băm khoăn vài vấn đề, mình nêu ra thử nếu bạn biết thì “khai sáng” giúp mình nhé. Many thanks!!
    1- Visa: mình có apply visa trên trang Iran Traveling Center, họ báo giá 30EUR, từ 7-10 ngày có code thì họ gởi cho mình, sau đó mình đem code ra embassy để nhận visa, hoặc nhận ở sân bay quốc tế IKA với giá 100EUR, ko biết bạn có mất 30EUR tiền approval letter giống mình ko ha?
    2- Bạn đi tự túc từ A-Z hay qua Iran có tham gia land tour? Nếu có thì bạn book trc ở VN hay qua đó book?
    3- Về vấn đề di chuyển giữa các thành phố có khó khăn gì ko bạn, cứ book train hoặc bus là đi thôi phài hôn?

    Do mình là nữ lại đi du lịch một mình qua Iran nên có rất nhiều thông tin cần tìm hiểu kỹ càng, bạn có tips gì
    thêm thì chia sẻ cho mình với hén 😉

    Mong tin bạn!

    • Chào bạn.
      Lâu nay hơi bận nên ít vào trang. Trả lời chậm mong thông cảm.

      Các vân đề của bạn
      1 , Minh không mất 30EUR cho phí Iran Traveling Center. Đó là phí hổ trơ. như đạt cọc. Mình qua trực tiếp cấp tại sân bay. Còn phí đó thường dùng cho xin Vísa trước khi đi.
      2. Minh tự túc đi tư A đến Z . Tuy nhiên khi qua đó ở khách sạn thấy có tour hay mất nữa ngày nên tham gia cho biết. Qua đó rồi mới biết có tour thông báo tại khách sạn.
      3. Việc di chuyển các thanh phố cung khá dễ dàng. Mình mua vé xe tàu hỏa tại Việt Nam qua mạng . In bằng tờ A4 – qua đó là đi. Lần đầu có cảnh sát kiểm tra lại có đúng với hộ chiếu đã đăng ký khi mua thôi. Xe bus qua đó rồi mua cũng được mà mua trước cũng được .Tùy. Qua đó mua nhiều lúc rẻ hơn và hầu như xe cũng nhiều.
      Bạn là nữ thì đương nhiên là phải quấn khăn rồi. Quấn khăn vào khá nhiều. Đất nước Iran vô cùng thân thiện và tôn trọng phụ nữ . Những gì bạn cảm nhận được khác xa những gì bạn biết được từ truyền thông. Chúc bạn một chuyến đi bình an. Có trở ngại gì cưa mail cho mình. Thanks.

      • Chào bạn,

        Mình đang lo lắng vụ VOA, lỡ ko được nhập cảnh chắc “tèo” luôn.Bạn bay hãng hàng không nào vậy? Họ có yêu cầu bạn show Iran Visa mới cho boarding ko?

        Mình sợ miss phản hồi của bạn nên nếu được bạn trả lời qua email giúp mình nhé. Thanks bạn nhiều!

        Email: [email protected]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.