Khi tôi muốn viết về Mỹ Sơn tình cờ xem được clip đặc sắc này. Theo kênh Sao Media Dự án PTL được thực hiện từ tháng chín năm 2015 đến tháng 2 năm 2016. Ekip làm phim Sao Media đã ăn ngủ cùng các di tích Champa khắp các tỉnh miền Trung. Từ Quảng Nam Đà Nẵng đến Ninh Thuận qua Khánh Hòa tới Bình Định. Mỹ Sơn thung lũng thần linh nghệ thuật một clip video rất hay tuyệt vời.
Vài nét Thánh địa Mỹ Sơn
Trước hết theo dòng lịch sử “Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu. Thánh địa bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa. Trong một thung lũng đường kính khoảng hai cây số, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa cũng như llăng mộ của các vị vua Chăm Pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác tại Đông Nam Á. Như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận di sản thế giới bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, di sản được đưa vào danh sách 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng “.
Hồi quang ký ức Mỹ Sơn
Tôi đến Mỹ Sơn trong ngày xa vắng, bàng bạc nỗi hoài niệm về một đất nước đã mất. Tất cả đền đài vàng son một thuở chỉ còn lại một màu gạch cũ trơ gan cùng tuế nguyệt. Đền đài sống cùng với cỏ cây đã bao năm qua phủ kín các nẻo về. Rêu phong xanh tươi thấp thoáng đâu đó như sức sống tiềm ẩn cho nền văn minh đã khuất. Thánh địa Mỹ Sơn nỗi hoài vọng lớn lao đã thành phế tích. Bởi suốt chiều dài lịch sử dân tộc Chăm đã rời bỏ nó như kẻ thua trận. Dân tộc Việt kế thừa chưa đủ trình độ hiểu biết để gìn giữ và bảo vệ nền văn hóa Chăm kẻ thua cuộc.
Thánh địa Mỹ Sơn như luân hồi lịch sử của bao cuộc chiến tranh đã qua trên thế giới. Bên thắng cuộc từ trong tâm tưởng đã xem tất cả nền văn hóa ẩm thực phong tục tập quán đền đài sách vở đều thua cuộc. Chuyện đáng buồn của lịch sử không chỉ diễn ra tại xứ Việt. Từ bao ngàn năm qua chiến tranh đã hủy hoại và tàn phá biết bao di tích văn hóa. Lịch sử nước Việt sau đó hầu như không bao giờ nhắc đến đất nước này. Thậm chí ngày nay tôi tìm quyển từ điển tiếng Việt Champa cũng đỏ con mắt.
Tôi ngồi đây nhìn màu hoang phế của Thánh địa chợt trào dâng nỗi buồn khi nghĩ đến nhiều vương triều đã mất. Giới thiệu tổng quát về Thần linh và nghệ thuật của nền văn minh Champa.
Mời các bạn xem video đặc sắc của Sao Media