Lần đầu tôi được chứng kiến một lễ tang hỏa táng rất riêng, rất đặc biệt tại thành phố Huế. Sự ra đi của Thiền Sư đã trở thành sự kiện lớn đối với bà con đồng bào Huế. Tham gia vào dịp lễ Trà Tỳ hòa chung những bước chân tiễn biệt lẫn nhịp thở đã giúp tôi cảm nhận một tinh thần Phật giáo rất khác. Thầm cám ơn ông đã chọn cố đô Huế làm nơi chốn đi về cuối đời. Bắt đầu và kết thúc tại Tổ Điình Từ Hiếu như một quy luật bất biến sinh thành hoại diệt của Phật giáo. Đời sống vốn vô thường từ bao kiếp, hiện tại sẽ trờ thành quá khứ và tương lai cũng trở về với hiện tại.
Những bước chân
Cuộc sống của mọi người vẫn sẽ tiếp diễn như đã từng. Gần đến trưa theo sự hướng dẫn của ban lễ tang tập hợp những người đang ngồi tại hai lều. Tất cả người tham dự đều đứng dậy bắt đầu bước theo người đi đầu. Những bước chân nối nhau tạo thành vòng tròn dài quanh trong lều. Người đến thăm viếng rất đông, im lặng chậm rãi mỗi người cầm một đóa sen bước chân trần trên thảm. Lần đầu tôi được tham gia vào hình ảnh quen thuộc của trường phái làng Mai do Thiền Sư sáng lập. Không nghĩ ngợi, suy tư, không ưu phiền trách móc, không có gì ngoài những bước chân và nhịp thở.
Lúc ấy trong căn lều chính các bậc tu hành khắp nước về viếng cũng tạo thành vòng tròn. Từng bước chân tiễn biệt một Thiền Sư dấn thân, một người Thầy trân quý, một người bạn chân thành. Trong căn lều phụ đông đảo đồng bào tăng ni phật tử trang nghiêm tĩnh lặng bước đều nhẹ chậm rãi. Một cách tưởng niệm người đã về với cõi Phật thật độc đáo đầy nét lạ. Chứng kiến khoảnh khắc muôn người như một đều lặng lẽ trầm tư tưởng niệm lễ Trà Tỳ. Một đám đám tang mà không có một tiếng khóc hay nước mắt, chỉ có sự tĩnh lặng và tĩnh lặng. Mới hay những giọt nước mắt nuốt vào trong thật mạnh mẽ đầy uy lực của an lành tĩnh tại.
Bữa cơm chay
Người bạn Hữu Long cùng đi đã về, vì không thể bỏ công việc quan trọng. Đến trưa mỗi người tham dự đều được phát một hộp cơm chay. Cầm hộp cơm trên tay thật bồi hồi cảm động do đang đói. Tìm góc nhỏ trong lều ngồi ăn giữa những người xa lạ mà cảm giác như thân quen. Hộp cơm xuất hiện đúng lúc thật ấm lòng cho người đi xa trở về quê dự lễ. Thành phố Huế vốn im ắng chợt rộn ràng chuyện tang lễ. Quê hương đất Thần Kinh bà con thấm nhuần tư tưởng của Phật giáo hàng thế kỷ. Người Huế luôn sống với niềm tin thuần thành vào qui luật nhân quả.
Các bạn trẻ tứ xứ đang tham dự tang lễ đều mở lòng ngồi bên nhau trò chuyện nho nhỏ nhắc lại kỹ niệm về Thầy. Lửa của đài hỏa táng vẫn đang cháy chậm đều. Thân xác của Thiền Sư sẽ còn lại những gì mà người đời chờ mong trở thành xá lợi. Ông đã từng nói với học trò “đem tro mà rải hết ra ngoài để nuôi cây cỏ. Đừng ngăn ngừa sự tiếp nối của nắm tro ấy”.
Hãy để gió cuốn đi
Xá lợi là gì mà người đời mong đợi? Xá lợi được Việt hóa phiên âm từ tiếng Phạn – Sarira với nghĩa đen “những hạt cứng”. Xuất phát ban đầu khi hỏa táng Đức Phật Thích Ca. Các tín đồ phát hiện trong tro tàn nhiều hạt tinh thể trong suốt cứng như thép nhiều sắc màu. Từ đó các tinh thể được đặt tên xá lợi trở thành bảo vật trân quý của Phật giáo. Với tôi dù có hay không Thiền Sư đã sống trọn vẹn một cuộc đời dấn thân cho Phật giáo và tình yêu với con người. Những bước chân đưa tiễn còn lại