Thực tế hành trình du lịch nhiều khi ta bắt gặp những nơi chốn ít được giới thiệu. Thông tin thiếu cập nhật đôi khi bỏ qua nhiều điểm đến thú vị. Nhờ vậy tôi tình cờ gặp gỡ tìm hiểu thân phận cầu gỗ Spreuer tại Lucerne như một ví dụ điển hình. Du khách đến du lịch thành phố Lucerne rất nhiều, đa số vội vàng nên check-in được cầu Chapel hoàn toàn thỏa mãn. Cứ nghĩ tại Lucerne chỉ có cầu Chapel làm bằng gỗ duy nhất.
Thật ra thành phố này có đến ba cầu làm bằng gỗ. Một cầu bị phá hủy vào thế kỷ XIX còn lại hai cầu. Cầu Chapel quá nổi tiếng vì nằm ngày đầu sông Reuss nơi tiếp giáp với hồ Luzern. Cây cầu còn lại hẩm hiu hơn kể từ ngày nó ra đời. Thực tế nó được mở rộng để phục vụ nông nghiệp của thuở trước thêm thuận lợi. Cây cầu được người dân sử dụng cho công việc.
Vài nét cầu Spreuer
Cầu Spreuer tên xuất phát từ tiếng Đức Spreuerbrücke. Nó nằm phía xuôi dòng xa nhất của ngày trước. Thuở ấy người ta dùng cầu này để vận chuyển các Chaff theo dòng sông. Chaff là vỏ trấu, cám của các loại hạt ngũ cốc. Hoặc các vật liệu thực vật mịn, khô của hoa, hoặc rơm được cắt nhỏ. Dùng cho vật nuôi, thức ăn gia súc hay đốt làm tro cho đất cây trồng. Trận lụt năm 1566 cây cầu Spreuer đã bị phá hủy hoàn toàn. Sau đó được xây dựng lại với một vựa lúa tại đầu cầu.
Vựa lúa của ngày trước bây giờ là phố xá của Lucerne. Nơi tôi đang từng bước thả bộ với mong muốn tìm lại chút dấu tích nào đó của quá khứ nông nghiệp. Ngày trước chắc chăn nơi đây là chốn giao lưu buôn bán nông sản theo hình thức trên bến dưới thuyền. Ký ức của ngày ấy lưu truyền cho đến tận bây giờ mới có cuộc họp chợ nông sản tuần hai ngày cuối tuần chăng? Tôi thong thả bước qua cầu, hồi tưởng lại chút quá khứ của ngày ấy. Các phương tiện chuyên chở của dĩ vảng đã xa rồi còn đâu. Chỉ còn lại cây cầu gỗ Spreuer phơi mình trong nắng gió, tuyết sương. Đứng từ đây có góc nhìn thú vị toàn cảnh của cầu Chapel.
Tha thẩn cầu Spreuer
Tôi từng bước nhẹ nhàng leo lên các bậc thang của cầu Spreuer. Cấu tạo nhiều mức độ cao nên cầu gỗ này chỉ dành cho người đi bộ. Dường như nét độc đáo của hai cây cầu gỗ Spreuer và Chapel là các bức tranh trong các khung hình tam giác. Tận dụng không gian tam giác của vì kèo mái che. Các nghệ sỹ của Lucerne đã tạo nên những bức tranh trên nền gỗ khá lạ. Các bức tranh được tạo ra từ năm 1616 đến 1637 dưới sự chỉ đạo của họa sĩ Kaspar Meglinger.
May mắn hơn Chape, cầu Spreuer giữ được nhiều bức tranh nguyên gốc của mình. Xem xét mỗi bức tranh chợt thấy vài thú vị. Các bức tranh có chứa huy hiệu của nhà tài trợ góc dưới bên trái, bên phải là huy hiệu vợ nhà tài trợ. Các khung gỗ màu đen giải thích nôi dung và tên các nhà tài trợ. Đôi khi bức tranh có chân dung các nhà tài trợ hoặc các nhân vật nổi tiếng của Lucerne. Tranh trên nền gỗ đơn giản, sắc màu bình thường thể hiện các nhà hảo tâm của xứ sở này thuở trước.
Sông vẫn chảy đường sông
Đứng ngay trên cầu, tôi nhìn dòng sông Reuss hờ hững chảy. Nhìn dòng sông chảy mà ngẫm bao thế sự thăng trầm tại nơi này cũng như nước trôi qua cầu. Sông vẫn chảy đường sông, đời vẫn biến động đường đời mấy khi dừng lại. Mũi tên thời gian cứ lao về phía trước với gia tốc được mặc định bởi ý niệm của con người. Rong rêu vẫn xanh chen lẫn màu thời gian trên mái che cầu khi Xuân về. Trên cầu Spreuer nhìn thấy Chapel hơi xa và bị che bởi cầu sắt nhỏ ở giữa. Trưa nên cảnh vật xung quanh nhìn rõ ràng hơn bao giờ hết. Thân phận cầu gỗ Spreuer một lần nữa được tôi đào bới trong tư liệu cũ của người đời. Lucerne tuy nhỏ nhưng có nhiều địa danh thú vị để tìm hiểu.
Photo Samgoshare