Thăng trầm lịch sử nước Lào láng giềng

Bất cứ rong chơi nước nào tôi cũng muốn tìm hiểu trước về nơi chốn sẽ đến. Tìm hiểu về lịch sử sẽ dễ dàng nắm bắt được di tích và các muốn liên hệ quanh nó. Ngày nay giới trẻ lại chán môn học thú vị này vì cách dạy gò bó trong khuôn mẫu nặng nề định kiến. Không trang bị cho giới trẻ khả năng học thuật để thoát khỏi ràng buộc áp đặt. Cần đặt lịch sử mỗi nước vào tương quan đa chiều của trong sự tiến hóa của nhân loại. Liệu có thể tóm tắt thăng trầm lịch sử nước Lào láng giềng qua hai ngàn năm trên vài trang giấy?

Hiểu thêm về quá khứ sẽ định hình được tương lai rõ nét hơn. Nguyễn Trãi từng viết “Tuy mạnh yếu mỗi lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có “. Nghiệm hai câu thơ của ông luôn đúng với vận mệnh của mỗi nước. Biết về lịch sử sẽ giúp ích hiểu thêm các di tích của đất nước Lào. Các di sản tại Vientiane, Luang Pra Bang, Cánh Đồng Chum hay Champasak. Phật giáo truyền từ Trung Quốc lẫn đế chế Khmer đã ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của người dân Lào.

Lào thuở xa xưa

Từ thời tiền sử trong thời đại đồ đá cũ rãi rác đã có các bộ tộc của người Lào đã cư trú. Sau đó kết hợp làn sóng di cư từ Nam Đảo. Trải qua nhiều cuộc binh đao người dân tộc Thái xưa từ Vân Nam di cư xuống phía Nam. Tránh sự bành trướng của người Hán, họ xuống dần phía hạ lưu theo dòng sông Mê Kong. Định cư phần lớn tạo thành vương quốc Thái Lan ngày nay. Phân nhóm người Thái khác ở lại các cao nguyên Lào, hòa chung với các bộ tộc tao thành các vùng định cư. Họ đã bị cai trị bởi người Khmer lẫn người Thái hàng trăm năm. Người thổ dân gốc bản địa bị gọi là Kha với nghĩa nô lệ. 

Các mảnh đá của cột cổ trong đền thờ
Các mảnh đá của cột cổ trong đền thờ lịch sử nước Lào. Photo Samgoshare

Từ thế kỷ thứ XIV, ông Phraya Fa Ngum (1316-1393) người có dòng dõi thủ lĩnh Lào. Do biến cố gia đình phải qua làm con tin cho đế chế Angkor. Trở thành rể của triều đình Angkok, năm 1351 tuân lệnh vua Angkok đem quân bình định khu vực Muang Sua (Luang Pra Bang ngày nay). Năm 1354 bằng những trận thắng oanh liệt chiếm được cả Vientiane. Ông tự phong vương lấy Muang Sua làm thủ đô, khai sinh ra vương quốc Lan Xang thống nhất đầu tiên của người Lào. Hai mươi năm sau các quý tộc tạo binh biến đưa ông lưu đày và chết ở Nan Thái Lan. Samsenethai (1357-1416) con trai ông lên ngôi vua, trị vì được 42 năm truyền cho con Lan Kham Deng (1387–1428) thêm 12 năm nữa.

Tranh giành vương vị 

Tiếp đến trải qua nhiều đời vua cha truyền con nối lẫn hoàng thân quốc thích đấu đá tranh giành nhau khốc liệt. Bảy vị vua qua đời trong bí ẩn trong thời gian ngắn. Bà cô Nang Keo Phimpha (1343-1438) em gái vua Samsenethai trở thành người đàn bà quyền lực nhất giai đoạn này. Từ nhiếp chính tự lên ngôi trở thành Nữ hoàng đầu tiên và cuối cùng của Lào. Vào năm 1442 Xaiyna Chakhaphat con thứ của Samsenethai lên ngôi vua, tái lập trật tự. Thời Lê Thánh Tông, cuộc chiến tranh Đại Việt với Lan Xang (1478-1480). Quân Đại Việt tiến đánh kinh đô Lan Xang thất thủ. Nhờ hoàng tử Suvanna Banlang (1444-1485) hợp lực với quân lính Lan Na (chưa thuộc Thái Lan) tái chiếm kinh đô. Ông lên làm vua bệnh mất sớm.

Một góc cung điện hoàng gia tại Luang Pra Bang
Góc cung điện hoàng gia tại Luang Pra Bang. Photo Samgoshare

Theo dòng lịch sử nước Lào, ông La Saen Thai em vua Suvanna Banlang lên ngôi (1486–1496). Tiếp đến Somphu con của Suvanna Banlang nắm ngôi (1496–1501). Sau đó Vixun em của Suvanna Banlang làm vua 1501–1520, các cuộc đổi ngôi vua trong hòa bình. Giai đoạn này nước Lan Xang chịu ảnh hưởng toàn diện từ vương quốc Ayutthaya của người Thái Lan. Ngài Phothisarat con vua Vixun lên ngôi vương (1520–1547). Đến đời cháu nội, vua Setthathirath (1548–1571) có tầm nhìn xa trông rộng đã thiên di kinh đô từ Luang Prabang về Vientiane. Tiếc rằng ông bị kẻ phản bội mưu sát, ra đi lúc rất trẻ.

Áp lực dời đô đến Vientiane

Vào thập niên 70 của thế kỷ XVI, tướng Bayinnaung trở thành vua Taungoo cai trị Myanmar. Là một người mạnh mẽ có tài năng quân sự thiên phú, ông đã chinh phạt thành công nhiều vùng đất như Manipur (1560), Ayutthaya (1569), Mong Mao (người Shan ở Vân Nam), Lan Na (Bắc Thái Lan) và Lan Xang (Lào). Myanmar lúc này trở thành quốc gia hùng mạnh bậc nhất Đông Nam Á. Biên giới mở rộng tới tận Lào và Bangkok ngày nay.

Vị vua dời đô về Vientiane năm 1560
Vị vua lịch sử nước Lào – dời đô về Vientiane năm 1560 . Photo Samgoshare

Trước sự xâm lược mạnh mẽ của Myanmar, năm 1560 vua Setthathirath I đã cho dời kinh đô về Vientiane. Sau khi ông mất đất nước lại tranh giành ngôi báu. Vua Miến Điện quá mạnh biến Lan Xang thành chư hầu trong suốt một thời gian dài. Những cuộc tranh giành ngôi vương chư hầu đã diễn ra liên tu bất tận. Mãi đến năm 1638 vua Surinyavongsa (1608-1694) trị vì cuộc tranh giành kết thúc. Sau khi ông mất các phe phái lại giành nhau về quyền lực lẫn lãnh thổ. Vương quốc Lan Xang bị chia thành ba nước nhỏ Lan Xang, Vientiane và Champasak ở phía Nam vào năm 1707. Kinh đô của mỗi nước lần lượt Luang Pra Bang, Vientiane và Champasak (Pakse ngày nay). 

Đông Nam Á thành thuộc địa

Suốt thế kỷ XVIII mỗi vương quốc tự lo phát triển riêng phần lãnh thổ. Qua thế kỷ XIX cuộc xâm lược tìm thuộc địa của các nước lớn bắt đầu. Sự phân chia bá quyền toàn thể lãnh thổ Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa trừ Thái Lan. Một lần nữa phải cúi đầu thán phục cách hành xử khôn khéo của người Thái. Ba nước Đông Dương thành thuộc địa của Pháp. Đế quốc Anh lấn dần từ Ấn Độ, Miến Điện, Mã Lai. Indonesia hết bị Bồ Đào Nha xâm lược đến Hà Lan chiếm đóng. Philippine không tránh được dấu giày binh lính Tây Ban Nha, hơn 300 năm bị đô hộ.

Riêng Lào mãi đến 1893 khi đế quốc Pháp xâm lược bảo hộ ba vương quốc Lào riêng. Vua Sisavang Vong (1885-1959) tại Luang Pra Bang tiếp tục cai trị dưới chế độ bảo hộ trở thành vua của vương quốc Lào thống nhất. Biên giới chung cả ba vương quốc nhỏ quy về một nước được giữ đến ngày nay.

Thời cận hiện đại lịch sử nước Lào

Tiếp theo lịch sử nước Lào có nét tương đồng như nước Việt. Hai nước kề vai sát cánh cùng nhau kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đến ngày thắng lợi năm 1975. Chế độ phong kiến kết thúc. Quốc vương cuối cùng Savang Vatthana (1907-1984) buộc thoái vị và đem giam giữ “cải tạo”. Gia đình hoàng gia ly tán lưu lạc khắp nơi. Các di tích vua chúa ngày trước trở thành di sản. Du khách tham quan theo dấu chân xưa tìm hiểu về đất nước Lan Xang xưa. Con tàu cao tốc hiện đại hôm nay mang tên Lan Xang như nhắc nhở về một thời hoàng kim quá vãng. Tốc độ con tàu lướt nhanh như điểm danh lịch sử 2000 năm của đất nước Lào. 

Tòa nhà quốc hội mới tại Vientiane
Tòa nhà quốc hội mới tại Vientiane. Photo Samgoshare

About Quoc Sam

I am Sam. I am Vietnamese. I was born and grew up in Hue - the ancient capital of Vietnam. Hue is a peaceful small town with the romantic Hương river flows through. I live and work in the Saigon city - a city crowded and lively

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.