Trước đây thường nghe câu “trăm nghe không bằng một thấy” nghĩ bâng quơ cho vui. Đến một ngày tha hương mới thấu cảm câu nói đơn giản trên ứng nghiệm đúng như thời gian sống ở đất nước Kuwait. Khi thật sự được sống một phần trong tháng chay Ramadan tôi mới nhận ra các giá trị cơ bản của Hồi giáo. Giống như mọi tôn giáo khác, tính chân thiện mỹ ẩn sau các gương mặt râu ria xồm xoàm. Nhờ Thánh lễ Ramadan tại Kuwait với tình yêu thương và san sẻ giúp tôi một cảm nhận khách quan.
Hiểu đúng tháng chay Ramadan
Vậy hiểu thế nào chính xác với thuật ngữ tháng chay Ramadan? Tiếng Việt dịch Ramadan tháng nhịn ăn chay thật sự chưa chính xác lắm. Do người Việt người theo Phật giáo nhiều nên nghe chữ chay đã nghĩ đến không được sát sinh động vật chủ yếu sử dụng thực vật. Người theo đạo Hồi trong tháng chay Ramadan họ chỉ nhịn ăn uống khi có ánh mặt trời. Sau khi mặt trời lặn họ thoải mái ăn uống mặn ngọt tùy nghi sử dụng. Theo tìm hiểu tại Kuwait vào tháng chay Ramadan số lượng thực phẩm gia tăng gấp bội. Người dân giàu mua dự trữ và làm từ thiện. Thịt bò qua thịt gà đến thịt cừu cùng các loại cá và rau củ quả mua bán tấp nập. Do đó phải hiểu tháng chay Ramadan nhịn ăn theo kiểu Hồi giáo.
Vì sao phải có tháng chay Ramadan? Câu hỏi nếu trả lời theo tôn giáo vì qui định của đạo Hồi như vậy. Đó là một trong năm nghi lễ quan trọng về đời sống tâm linh của người đạo Hồi. Trẻ em từ 12 tuổi đã bắt đầu làm quen với tháng chay Ramadan. Hiểu theo một cách khác trần tục đơn giản hơn vì khí hậu thời tiết thổ nhưỡng vùng Trung Đông khắc nghiệt. Tháng chay Ramadan như hình thức rèn luyện cơ thể thích nghi với thời tiết. Sau tháng Ramadan khí hậu mới thực sự từ nóng đến rất nóng. Môi trường càng khó khăn càng cần rèn luyện có kỷ luật. Thành phần ưu tiên như trẻ em nhỏ, người già, người bệnh được miễn trừ.
Thánh lễ Ramadan Kuwait khoảnh khắc trước tiệc Iftar. Photo Samgoshare
Yêu thương biết san sẻ
Cách thức nhịn ăn uống thật sự theo nghĩa đen ai cũng biết. Một ý nghĩa sâu xa hơn của truyền thống nhịn ăn như một cách cảm thông với người cùng khổ. Thông qua hình thức nhịn ăn, họ biết san sẻ một phần vật chất và tinh thần cho người đồng đạo nghèo khó. Chưa hết nhịn ăn uống sự rèn luyện cơ thể thích ứng trước mùa nóng khắc nghiệt đang đến. Nhiều người nghĩ rằng họ nhịn ban ngày còn ban đêm ăn phà phà cảm thông nỗi gì? Hiểu như vậy mới biết một phần theo kiểu phàm ăn tục uống. Thực sự chứng kiến mới biết thế nào tinh thần yêu thương san sẻ trong thế giới người Hồi.
Tôi có nhiều ngày đến các nơi tụ họp tham gia tiệc Iftar. Tiệc viết cho sang vậy thôi thực chất chỉ bữa ăn nhỏ từ thiện. Dành cho người dân nghèo theo đạo Hồi sau một ngày nhịn ăn uống. Bạn thử nghĩ người nghèo đi làm mà hạn chế nấu ăn uống trong ngày, chiều nhờ bữa cơm từ người giàu tài trợ qua ngày. Tôi đã trải nghiệm theo quan sát cùng ngồi ăn cho biết thế nào? Từ đó, cảm nhận trong từng cử chỉ của họ, luôn ẩn chứa một sự cảm thông sâu sắc về Thánh lễ Ramadan. Nhận được trái cam họ lột bỏ chia trong bàn mỗi người một múi. Nhận lốc sữa cũng chia quanh mỗi người, thậm chí cái bánh từ thiện nào đó hõ cung bẻ nhỏ san sẻ quanh. Hành động nhỏ mang ý nghĩa lớn.
Họ ngồi dưới sàn chờ tiệc Iftar
Mỗi nhà thờ Hồi giáo đều dành một nơi tổ chức tiệc Iftar cho các thần dân của mình. Nhà giàu có cũng dựng lều chia sẻ tiệc Iftar cho bất cứ ai. Cứ mỗi chiều khoảng 5h đến 5h30, người dân địa phương tập trung gần nơi mình cư ngụ. Nơi tập trung có thể một khoảng sân rộng hoặc lều có điều hòa không khí. Họ ngồi dưới sàn đã trải nilon hoặc thảm trong lều tạm. Một nhóm bốn đến sáu người bình thường chỉ năm. Mỗi nhóm sẽ được phân phát một mâm cơm gà hoặc cừu và một cà men nước sốt. Ngoài ra, còn có nước uống đóng chai, chà là với sữa chua, nước cam hay nước trái cây tùy theo khu vực.
Người dân muốn làm từ thiện, chỉ việc đem các loại thức ăn nước uống đến phát tận nơi cho mọi người trước giờ mặt trời lặn. Tùy khu vực mà chỗ ngồi chật chội hay rộng rãi, không nề hà chi. Đa phần họ rất tốt bụng ít hỏi han bạn thuộc tôn giáo nào? Thi thoảng gặp người già khó tính hỏi bạn có phả Muslim không? Chỉ biết cười trừ vì tiếng bản xứ nghe chữ được chữ mất, nghe chữ Muslim đã biết còn lại chịu. Vì muốn thâm nhập cho biết thêm một nét văn hóa của xứ Hồi giáo tại Kuwait. Cách thức ăn uống theo kiểu của họ, tôi phải chào thua. Tham gia tiệc Iftar như một cách cảm nhận nét văn hóa của miền đất lạ.
Photo Samgoshare