Tĩnh lặng ngôi đền Thần đạo tại Hiroshima

Khác với các đền Thần đạo tấp nập du khách tới thăm viếng. Ngôi đền này yên tĩnh đến lạ. Tôi đi vòng quanh trong khu vực lâu đài Hiroshima rộng lớn. Gặp ngôi đền thờ Thần đạo khác chưa biết tên nằm bên cạnh. Tĩnh lặng ngôi đền Thần đạo tại Hiroshima là không gian đầu tiên tôi gặp. Bất ngờ rất ít du khách trong buổi trưa êm ả, bàng bạc một không gian Thiền. Công trình xây dựng sang trọng chỉnh chu với sự chăm sóc đặc biệt.

Một ngôi đền yên tĩnh

Đền thờ tôi đã gặp nhiều nên chỉ dạo qua một chút. Nơi đây khá ít người du khách tham quan nên tôi thong dong. Nhìn từ xa đền thờ có hình ảnh trang nghiêm và vô cùng sạch sẽ. Lần đầu tiên thấy bên cạnh tên ngôi đền có một biểu tượng. Bên trái thấy thêm một bức tượng ngựa trong tư thế sinh động khác. Nhìn tổng thể có thêm chú ngựa làm ngôi đền trở nên có sức sống hơn. Các trụ đá vuông vức cao vừa phải dựng bên nhau như một hàng rào. Một cột đều có khắc chữ phải chăng như một cách cúng dường của người dân chăng?

Không có ai tham quan nên toàn đền khá lạnh lùng. Tôi khá ngại sợ đụng chạm nơi thiêng liêng nên đi đứng bên sân ngoài. Đền luôn có nơi rửa tay, rửa mặt trước khi vào chốn thiêng liêng. Chuyện rửa sạch sẽ trước khi vào đền chỉ có ở Thần đạo và Hồi giáo. 

Ngôi đền tĩnh lặng tại Hiroshima.
Tĩnh lặng ngôi đền tại lâu đài Hiroshima. Photo Samgoshare.

Thuở trước lâu đài Hiroshima là trung tâm hành chính xã hội của khu vực. Đền thờ này có thể là một thành tố của lâu đài. Các di tích khác trong khu vực rộng lớn của lâu đài đã trở thành bảo tàng ngoài trời. Chiến tranh đã hủy hoại tất cả. Loanh quanh một hồi trong không gian rộng lớn của lâu đài Hiroshima. Thĩnh thoảng lại bắt gặp một nơi tưởng niệm vên đường có viên đá lớn và hai bình hoa nhỏ. Hoa vẫn tươi như ai đó đang chăm sóc người đã khuất. Hình như trong thành phố này đâu đâu cũng có những oan hồn bất đắc kỳ tử ẩn hiện.

Tưởng nhớ tiền nhân

Tôi xuất thân từ đất Thần Kinh nơi đã từng là kinh đô của các vị Thần. Nhìn hoa cắm trong bình như chuyện thường ngày của quê nhà. Tưởng nhớ những người đã khuất trách nhiệm không của riêng ai. Xứ Phù Tang nếu thắp thêm hương sẽ giống như quê Việt.   

Từ ngày bom nguyên tử thả đến nay đúng bảy mươi năm trôi qua. Ngày ấy có thể chính phủ đã cấm người dân không được sinh sống tại đây bởi tồn dư phóng xạ rất lớn. Người dân gốc tại chốn này đã chết hoặc bệnh tật chuyển sống đâu đó. Họ đã thành người thiên cổ nên sự phục hồi các cơ sở vật chất như nguyên gốc không được. Không ai dám sống trong môi trường nguy hiểm như vậy. Điều này đã lý giải cho tôi tất cả sự lạnh lùng có phần u uẩn khu vực này. Nơi nào không có con người sinh tồn nơi đó thành vùng đất chết.

Từ đây tôi muốn đến khám phá nơi hủy diệt nhất của lịch sử loài người. Liệu sức sống của con người, cây cối, cảnh vật có còn tồn tại. Bảy mươi năm sau ký ức vẫn còn trong tâm tưởng của con dân Nhật Bản. Một nơi tưởng niệm, một sự nhắc nhở cần thiết về hậu quả của chiến tranh. Con người đã tự hủy diệt mình khi tham gia mọi cuộc chiến.

About Quoc Sam

I am Sam. I am Vietnamese. I was born and grew up in Hue - the ancient capital of Vietnam. Hue is a peaceful small town with the romantic Hương river flows through. I live and work in the Saigon city - a city crowded and lively

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.