Trước cổng chào Qeysarie chợ Grand tại Isfahan

Nhiều bạn cứ thắc mắc có cái gì trong chợ mà rong chơi du lịch chỗ nào cũng vào tham quan. Có cái gì, vì cái gì mê dạo chợ, thật đơn giản chợ vốn như đời mà. Bạn đến rong chơi một miền đất mới, chỉ cần dạo chợ truyền thống của nơi ấy. Chịu khó quan sát sẽ hiểu phần nào kinh tế, văn hóa, lịch sử của miền rong chơi đó. Ngày lang thang từ trước cổng chào Qeysarie vào chợ Grand tại cố đô Isfahan minh chứng cho chuyện trên.

Họa tiết cực đẹp dưới vòm cổng. Photo Samgoshare
Họa tiết cực đẹp dưới vòm cổng. Photo Samgoshare

Liệu một cái cổng chào tại chợ có cần phải làm hoành tráng vậy không? Theo dòng lịch sử của thành phố Isfahan, hai lần được chọn làm kinh đô một thuở. Trong suốt chiều dài lịch sử bị xâm chiếm bởi người Hồi giáo từ Ả Rập vào năm 651. Người dân Ba Tư vẫn được buôn bán sinh hoạt gìn giữ được truyền thống văn hóa lịch sử. Việc áp đặt Hồi giáo lên đất nước này kéo dài thời gian dài thay thế cao Bái Hỏa giáo. Đắt nước Ba Tư rộng lớn chia ra cai quản bởi các thống lĩnh như lãnh chúa mỗi vùng. 

Isfahan hai lần kinh đô

Vào năm 1016, ông Tughril Bey (990-1063) gốc Thổ Nhĩ Kỳ, xuất thân từ thành phần du mục. Ông đã tìm cách tập hợp thống nhất liên minh các bộ lạc chinh phục miền Đông Iran. Trở thành người sáng lập đế chế Seljuk cai trị một vùng rộng lớn của Iran từ 1037-1063. Triều đại Seljuk cai trị. ông đã chọn Isfahan làm kinh đô cung với các vùng xung quanh. Sau đó cháu ông Shah Malik I tiếp tục cai trị từ năm 1073–1092 thành phố ngày càng lớn mạnh. Lần thứ nhất Isfahan được chọn làm kinh đô. Vào khoảng thời gian này chợ Grand Bazaar của thành phố đã được thành lập.

Ngôi chợ phát huy vai trò trở thành nơi nuôn bán lâu đời lớn nhất Trung Đông thời bấy giờ. Sau đó, chiến tranh tao loạn triều đại Seljuk sụp đổ. Thành phố Isfahan bị lãng quên theo thăng trầm lịch sử. Lần thứ hai đến triều đại Safavid cai trị từ năm 1501 đến năm 1736. Trở thành triều đại bản địa đầu tiên kể từ đế chế Sasanian thành lập một quốc gia Iran. Một lần nữa thật lạ kỳ trải qua hơn bốn thế kỷ Isfahan lại được chọn làm kinh đô. Người cai trị vua Shah Abbas I trị vì từ năm 1588 đến năm 1629. Ông đã biến Isfahan trở thành kinh đô to lớn đẹp nhất thế giới lúc bấy giờ.

Thăng trầm lịch sử chợ

Thoáng qua quá khứ nhằm hiểu thêm lịch sử thăng trầm của chợ Qeysarie Bazaar tại cố đô Isfahan (Bazaar có nghĩa chợ). Trong bốn thế kỷ Isfahan bị lãng quên ấy, chợ nhiều lần bị chiến tranh tàn phá đốt cháy lẫn hư hại. Đầu thế kỷ XVI triều đại Safavid nổi lên mạnh mẽ thống nhất cai trị đất nước Ba Tư. Vua nhà Safavid chọn cố đô Isfahan làm kinh đô lần thứ hai. Nhờ đó cổng Qeysarie được xây dựng từ năm 1611 đến năm 1629 trở thành cổng đầu tiên bước vào chợ. Từ đây ngôi chợ mới kết với chợ cũ được sống lại sau vài thế kỷ điêu tàn trở thành chợ Qeysarie Bazaar (Grand Bazaar).  

Cổng chào Qeysarie tại Isfahan . Photo Samgoshare
Trước cổng chào Qeysarie chợ Grand tại Isfahan. Photo Samgoshare

Chợ Grand thăng hoa phát huy vai trò trở thành địa điểm giao thương to lớn trên con đường tơ lựa nổi tiếng. Lịch sử luôn có những bước thăng trầm kỳ lạ, số phận ngôi chợ gắn liền với kinh đô Isfahan. Công việc xây dựng được khởi xướng bởi vua Shah Abbas. Mục đích nhằm kết nối quảng trường Naqsh-e Jahan với khu chợ Isfahan xưa. Ông vua thể hiện quyền uy giàu có mất gần 18 năm xây cái cổng. Cổng Qeysarie kết hợp với các tòa nhà xung quanh thể hiện uy quyền nhà vua. Chợ Grand Barazar đã trở thành đầu mối giao thương quan trọng bậc nhất của tầng lớp thương nhân giàu có của kinh đô Isfahan. Theo thời gian kinh đô Isfahan đã trở thành đô hội phồn hoa giàu có của thế giới.

Gió lạnh cổng chào Qeysarie

Ngày ấy đứng trước cổng chào Qeysarie một chiều gió lạnh, nhìn cái cổng ngày xưa giờ tàn tạ lạ lùng. Theo dòng lịch sử trước đây có ba tầng nay còn hai. Những mảng gạch men bong tróc quanh cổng công tác bảo dưỡng khá hời hợt. Nó như một chứng nhân đứng bên đời hiu quạnh, dẫu du khách thập phương nói cười tấp nập. Số phận buồn hiu cho nhan sắc phai tàn theo ngày tháng. May mắn vẫn còn chút ánh sáng, dưới mái vòm màu nâu sậm như nét xuân sắc vẫn còn ẩn giấu quanh đây. Từ đây nhìn toàn cảnh quảng trường Naqsh-e Jahan trong chiều đang buông cực đẹp. Chiều gió lộng sao lòng tôi hoảng hoải trước cổng chào Qeysarie cùng chợ Grand Bazaar tại Isfahan đến vậy.

Từ cổng chào Qeysarie nhìn ra quảng trường. Photo Samgoshare
Từ cổng chào Qeysarie nhìn ra quảng trường. Photo Samgoshare

About Quoc Sam

I am Sam. I am Vietnamese. I was born and grew up in Hue - the ancient capital of Vietnam. Hue is a peaceful small town with the romantic Hương river flows through. I live and work in the Saigon city - a city crowded and lively

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.