Vài nét khách sạn Hida Takayama Park City

Đầu tiên khi đặt phòng từ Booking tại Takayama hơi ngại vì vệ sinh chung. Thật ra ở xứ Phù Tang vấn đề này đã công nghiệp hóa tuyệt đỉnh nên an tâm. Vài nét khách sạn Hida Takayama Park City sơ phác thêm về nơi tôi đã tạm trú. Mọi thứ ban đầu đều lạ lẫm phải tập làm quen dần, Ngôi nhà làm nơi cư trú cho khách và bà chủ nhà mang nét đặc trưng giao thời của Nhật Bản. Những thay đổi giữa hiện đại và truyền thống, giữa thôn quê và thành thị và giữa các thế hệ. 

 Hida Takayama Park City

Lần đầu tiên sau vài thủ tục trước hết bà dẫn giới thiệu sơ bộ vị trí các phòng vệ sinh chung. Xem phòng tắm chung gồm hai phòng nhỏ, phòng bên ngoài phòng thay đồ. Trong phòng có kệ để đồ và có từng rổ nhựa lớn trên từng kệ. Mỗi khách khi vào cứ bỏ tất cả áo quần của mình vào mỗi rổ. Bước vào phòng tắm có một bồn tắm chung khá lớn dùng ngâm nước nóng dùng cho năm đến bảy nguời được ốp men cẩn thận. Bên cạnh bức tường có nhiều vòi sen vì có thể cùng lúc tắm được nhiều người. Nước khá mạnh mát lạnh rửa cái mặt tỉnh cả người. Có đầy đủ xà phòng tắm, nước nóng lạnh đầy đủ. 

Sau đó đến phòng vệ sinh có hai loại gồm hiện đại và truyền thống. Nhà vệ sinh hiện đại xí bệt có nắp bàn cầu với các nút bấm điện tử có nhiều chức năng. Loại truyền thống xí xổm có phểu dài đặc trưng. Trong mỗi phòng vệ sinh lại có một đôi dép riêng nữa. Đem câu chuyện này hỏi người em. Khi vào phòng vệ sinh bỏ dép bên ngoài dùng dép phòng W.C. Người bên ngoài nhìn thấy dép biết có người bên trong. Nhờ vậy đôi dép đi lại trong phòng ngủ luôn luôn khô ráo. Trong nhà tắm cũng vậy, mỗi lần vào bỏ dép bên ngoài đi chân trần vào phòng thay đồ với nền có lát từng tấm thảm dệt chiếu. Khi thay đồ bước ra ngoài chân đã khô ráo.

Đúng ra toàn bộ như một ngôi nhà ở của bà chủ cải tạo đón khách cho đở buồn tuổi già.

Chuyện của dép

Các phòng khách trang trí như tranh ảnh ấm cúng như nhà ở tư nhân. Nhà ăn đầy đủ bếp náu như căn phòng bếp mỗi nhà. Nhiều phòng ngủ nhẹ nhàng ấm cúng có rất nhiều mềm vì vùng núi cao về đêm khá lạnh. Toàn bộ ánh sáng trong nhà vừa đủ có chút âm u như thuộc tính của miền núi cao.  Ngày mai tôi rời xa nơi đây, khách sạn Hida Takayama Park City nhớ lại giây phút đầu tiên tao ngộ đầy lạ lẫm. Tôi phải học cách sử dụng các thứ hiện đại lẫn truyền thống ở nơi đây. Điều tôi chú ý tập làm quen với xứ sở của dép có khắp mọi nơi thậ quá lạ. 

Khách sạn nằm khiêm tốn trên cao nhìn ban đầu hơi im ắng giống như bỏ hoang. Khi đã ở được mới cảm nhận tinh thần bên trong của bà chủ khác hoàn toàn với hình thức bên ngoài. Biết đâu về già con người chú ý đến nội dung nhiều hơn hình thức. Bà chủ sống tự làm mọi thứ cũng như tình hình già hóa dân số tại Nhật và người ta từ bỏ thôn quê chuyển đến sống tại các đô thị. Từ ngạc nhiên đến bất ngờ bà già chủ nơi đây cho tôi hình nahr của sự độc lập đặc biệt của người Nhật. Về già vẫn sống làm việc miệt mài ít phụ thuộc vào con cháu như xứ Việt. Thắc mắc vài điều người em bảo người Nhật có một đặc tính độc đáo làm việc đến khi chết.

Cuối cùng đến lúc phải say goodbye với cổ thành Takayama. 

Photo Samgoshare. 

About Quoc Sam

I am Sam. I am Vietnamese. I was born and grew up in Hue - the ancient capital of Vietnam. Hue is a peaceful small town with the romantic Hương river flows through. I live and work in the Saigon city - a city crowded and lively

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.