Vài nét sơ phác thời sinh viên thuở trước

Ngày lên đường thật đơn giản, ngoảnh đầu lại nhìn khu ký túc xá, nơi mình đã sống gần năm năm trong một đời người, kết thúc một chặng đường học tập gian khó. Nhìn quanh chỉ có ba lô trên vai và vài tập thơ tình ngủ muộn dành dụm tiền mua. Ôi cái thuở không cần biết ta ngày sau, không cần biết ta về đâu. Cứ vui như thể được “bữa tươi” trong đời. Vài nét sơ phác thời sinh viên thuở trước là khoảnh khắc nhớ lại các kỹ niệm.

Một thời bao cấp sinh viên

Đất nước có những năm tháng thật ngại ngần. Năm năm trong buổi giao thời với mệnh đề giá – lương – tiền. Thời của một nhà thơ nổi tiếng đi làm kinh tế. Nhớ một ngày của 1986, lũ sinh viên vốn đã nghèo nay lại càng thảm hơn khi bị “ cắt cơm”. Cắt cơm là một khái niệm mà ngày nay đa số sinh viên thật khó hiểu. Thuở ấy sinh viên thật hiếm nên nhà nước cung cấp lương thực nuôi ăn học. Thời của ngăn sông cấm chợ toàn diện. Kinh tế tập trung kế hoạch từ trung ương chỉ thị phải thực hiện mà không cần dựa vào nhu cầu của cuộc sống. Thời của tem phiếu nhìn người buôn bán chân chính như kẻ cướp. Báo chí dùng từ con buôn, tư thương, chợ trời như muốn phỉ báng cả dòng họ.

Vài nét sơ phác thời sinh viên thuở trước ! Photo Samgoshare
Vài nét sơ phác thời sinh viên thuở trước. Photo Samgoshare

Lớp đại học được tổ chức theo mô hình của chính phủ. Gồm bí thư, lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó đời sống. Lớp phó đời sống quan trọng bật nhất hay được anh em gọi phó đời. Một chuyên gia phụ trách vấn đề sinh tử cơm áo gạo tiền của anh em. Toàn trường lớp nào cũng vây, mỗi ngày ăn cơm thường phải đăng ký trước số suất cho nhà ăn chuẩn bị. Ai không ăn phải báo trước gọi tên thuật ngữ “cắt cơm”. Cuối tháng nhà ăn thanh toán phần không ăn ấy. Thường không bao nhiêu nhưng tích tiểu thành đại, nhiều người gom lại cũng có đủ uống cà phê hay ăn uống thêm gì đó. Những niềm vui nho nhỏ ấy đưa lũ chúng tôi qua ngày đoạn tháng.

Cắt cơm và bữa tươi

Đã giải thích từ ”cắt cơm” nên cũng nhắc luôn từ “bữa tươi” cho dễ hiểu. Ngày ấy sinh viên ăn sắn (khoai mì) cõng cơm, cả nước làm gì có cơm trắng mà ăn. Cơm luôn nấu độn thêm khoai, sắn, bắp tùy theo địa phương. Những khúc sắn to bằng nắm tay trẻ con cũng giúp chúng tôi vượt qua tích phân bội hai, bội ba. Mỗi năm khi nào có lễ hội quan trọng, nhà trường tổ chức cho tất cả sinh viên ký túc ăn một “bữa tươi”. Hôm ấy, sinh viên vui như Tết vì bữa ăn có nhiều thịt tươi nấu món. Thịt ngày ấy, một mặt hàng thuộc hàng cao cấp vô cùng xa xỉ. Tương tự như một bữa ăn có thịt như nhà báo hảo tâm Trần Đăng Tuấn kêu gọi cho trẻ em dân tộc miền cao ngày nay. 

Thời sinh viên thuở trước còn nhiều thuật ngữ dần dần chia sẻ. Cuối cùng ngày lên đường đã được chọn. Thuở trước nhà thơ Nguyễn Đình Thi có mắt thần sau lưng khi viết: “Người ra đi đầu không ngoảnh lại, sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.  Ngày ấy chúng tôi lên đường trong tiếng ve kêu rộn rã ngày hè. Phượng nở đỏ rực những góc phố quê hương. Tại nhà ga Đà Nẵng xơ xác, vài mối tình chớm nở tiễn biệt hẹn ngày gặp lại. Đám bạn ra đi, tạo một trận lũ nước mắt lịch sử có một không hai tại nhà ga này. (Nhắc đến cây phượng chợt nghĩ, tương lai gần trẻ em Việt Nam không biết có còn cây phượng nào sống sót sau cơn thảm sát vừa qua).

Lên đường viễn xứ

Thời nay, không cần phải nhớ vì đã có camera, phone ghi hình. Ngày trước không camera, không phone, cơm còn chưa có đủ ăn nữa là. Anh em đều phải nhớ, nỗi nhớ được ghi đè theo năm tháng, cất giữ trong ổ cứng tiềm năng vô tận của sinh viên. Cuối cùng chuyến tàu đưa 17 anh hùng “lương sơn bạc” lên đường làm nghĩa vụ quốc tế thật cao cả và vĩ đại. Nằm mơ cũng không biết được vì sao có một ngày như thế.

About Quoc Sam

I am Sam. I am Vietnamese. I was born and grew up in Hue - the ancient capital of Vietnam. Hue is a peaceful small town with the romantic Hương river flows through. I live and work in the Saigon city - a city crowded and lively

Check Also

Khu vực Khao San náo nhiệt về đêm. Photo Samgoshare

Bữa tối tại khu vực Khao San náo nhiệt đông đúc

Cuối cùng gần tối cũng gặp được gia đình người em bạn. Lâu ngày gặp …

Chiều đợi chờ tại Khao San Bangkok Thái Lan. Photo Samgoshare

Chiều dạo quanh đường Khao San Bangkok Thái Lan

Cảm giác đầu tiên bao giờ cũng háo hức nhiều điều chưa biết đợi chờ …

Ấn tượng bảo tàng quốc gia Cambodia tại Phnom Penh. Photo Samgoshare

Ấn tượng bảo tàng quốc gia Cambodia tại Phnom Penh

Thoáng qua lịch sử đất nước láng giềng đã từng đứng trước họa diệt vong …

Hai bữa sáng trưa tại thủ đô Phnom Penh. Photo Samgoshare

Hai bữa sáng trưa tại thủ đô Phnom Penh

Rong chơi tự do phiêu du một mình nên chuyện ăn uống không có thời …

Bên dòng sông Tonle Sap thủ đô Phnom Penh. Photo Samgoshare

Bên dòng sông Tonle Sap thủ đô Phnom Penh

Từ Hoàng Cung ra nghỉ trưa bên dòng sông Tonle Sap của thủ đô, tôi …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.