Rong chơi thuận tiện trên đường dạo bộ nên vào tham quan thư viện quốc gia New Zealand tại thủ đô Wellington. Muốn quan sát thư viện quốc gia xứ Kiwi có gì lạ không? Thư viện phản ánh sinh động nền giáo dục văn hóa xứ người, nó nằm đối diện với nhà thờ Thánh Pauls. Chưa biết bên trong thư viện như thế nào? Từ xa nhìn tổng thể kiến trúc bên ngoài thật sự hoành tráng hiện đại. Thủ đô đầu tư một công trình xứng tầm với trách nhiệm quốc gia.
Thư viện tòa nhà hiện đại
Trước hết tòa nhà to lớn hiện đại thư viện Quốc gia mới khai trương tháng 8 năm 1987. Kiến trúc tòa nhà chịu ảnh hưởng lớn từ thiết kế tòa thị chính Boston. Mục đích ra đời thư viện Quốc gia New Zealand có nghĩa vụ “làm phong phú đời sống văn hóa và kinh tế của New Zealand và trao đổi với các quốc gia khác”. Thư viện còn mang tên bản địa rất khó đọc Maori Te Puna Mātauranga o Aotearoa. Với ý nghĩa sâu sắc của từ ngữ dân tộc Maori khơi nguồn gốc tri thức của New Zealand. Sau này còn biết được các công trình văn hóa xây dựng hiện đại luôn có tên bản địa của Maori. Một sự hối lỗi muộn màng đầy tính nhân văn của thế hệ sau.
Bước vào tham quan thư viện, một không gian yên tĩnh với nhiều khu vực riêng biệt. Tài liệu thư viện có ba nhóm chính. Bộ sưu tập chung, bộ sưu tập trường học và bộ sưu tập của thư viện Alexander Turnbull. Nó được đặt theo tên của Alexander Horsburgh Turnbull (1868-1918). Ông xuất thân từ một thương nhân, nhà sưu tập sách và người bán sách ở New Zealand. Ông để lại bộ sưu tập có 55.000 cuốn sách cùng nhiều tài liệu rất giá trị. Kho sách đồ sộ bạn có thể thấy một phần tại phòng đọc thư viện Quốc gia. Tương tự như ông Khai Trí của miền Nam đất Việt lúc ban đầu.
Nhiều triển lãm tại thư viện
Hôm ấy thư viện đang có triển lãm nhỏ của nhóm FoTL – nhóm những người bạn thư viện Turnbull. Một hội hỗ trợ công việc thư viện Alexander Turnbull. Tổ chức các sự kiện, hoạt động và cung cấp một khoản tài trợ nghiên cứu hàng năm cho các học giả sử dụng tài nguyên thư viện. Không gian yên tĩnh thật qúa tuyệt cho những ai mê nghiên cứu.
Thư viện đang từng bước số hóa cùng với hỗ trợ dich vụ trực tuyến tài liệu. Từng bước trở thành trung tâm lưu trữ di sản kỹ thuật số quốc gia. Người dân có quyền truy cập vào nhiều bộ sưu tập, cung cấp thông qua các sản phẩm kỹ thuật số và tài nguyên trực tuyến. Ngoài ra còn xây dựng trang web Papers Past. Cung cấp quyền truy cập miễn phí vào các tờ báo, tạp chí, thư, nhật ký và các bài báo của quốc hội từ thế kỷ XIX, XX. Họ hiện đại hóa các phương pháp tiếp cận cho người dân.
Tôn trọng tư liệu lịch sử
Nhờ sự bảo vệ di sản tư liệu mạnh mẽ ấy mà người kể chuyện rông đã gặp triển lãm He Tohu trong thư viện tại đây. He Tohu một nơi lưu giữ ba tài liệu có ý nghĩa quốc gia. Thứ nhất văn bản Te Tiriti o Waitangi-Hiệp ước Waitangi. Một thỏa thuận của chính phủ Anh với các bộ lạc thuở ban đầu. He Whakaputanga như một tuyên ngôn độc lập các bộ lạc thống nhất của đất nước New Zealand lúc thành lập. Thứ ba lá đơn thỉnh nguyện của phụ nữ Te Petihana Whakamana Poti Wahine. Các tài liệu quý giá được chuyển từ kho lưu trữ New Zealand năm 2017 dưới sự bảo mật chặt chẽ.
Một đứa trẻ đã từng đói sách trở thành người mê sách, thích ngắm nghía sách. Đọc sách một niềm vui bất tận nên mãi lang thang trong thư viên quốc gia New Zealand. Thư viện quốc gia luôn phản ánh thể hiện tầm vóc của một dân tộc. Quan sát cách sắp xếp tổ chức khoa học của thế giới đọc trong thời đại số hóa. Chạnh nghĩ theo thời gian những cuốn sách, văn kiện sẽ trở thành di sản của tương lại. Liệu tương lai con người sẽ có một ngày không còn ngồi đọc sách mà chỉ bấm nút đâu đó giữa đời. Một sáng thú vị ngồi nhìn thiên hạ đọc sách nơi này thật an bình. Ngồi nghĩ ngơi viết đôi dòng nhật ký
Photo Samgoshare