Viếng chùa Kim Các Kinkakuji cổ kính tại Kyoto

Hầu hết mọi đoàn khách du lịch Việt Nam khi đến tham quan cố đô Kyoto đều phải ghé thăm một nơi nổi tiếng. Tiếng tăm nơi này còn lớn hơn cả Thanh Thủy tự. Sau khi đến thăm chùa Thanh Thủy theo xe buýt tiếp tục đến viếng chùa Kim Các Kinkakuji cổ kính còn gọi chùa Vàng Kyoto. Ngôi chùa nổi tiếng không chỉ do dát vàng bên ngoài mà thân phận thăng trầm đặc biệt. Chùa cũng như con người đều có số phận nhân quả.

Lược sử Kim Các Tự – Kinkakuji

Ngày ấy theo xe buýt từ ga Kyoto tôi đến viếng chùa Kim Các – Kinkakuji. Từ bến xe đi bộ một đoạn vào cổng chùa, mua vé dạo thêm vài đoạn nữa sẽ thấy chùa Kim Các. Tiếng đá sỏi lạo xạo va vào nhau trên đường dẫn vào chùa Kim Các. Chùa có tên khai sinh Rokuon-ji nhưng người đời cứ gọi Kinkakuji, Kim Các Tự hay chùa Gác Vàng hoặc Lộc Uyển Tự, chùa Vườn Nai tại Kyoto. Chùa một thành tố trong tổng thể di sản văn hóa cố đô Kyoto. Tên gọi cũng giống như người, ít gọi theo tên khai sinh, cứ thích gọi cu Tèo hay Tí mới thân quen. Đậm đà bản sắc văn hóa miền thôn dã.

Khi mua vé họ kèm cho tờ bản đồ giới thiệu cơ bản về chùa. Nơi này không chỉ một ngôi chùa Kim Các mà cả một quần thể gồm vườn cùng nhiều công trình khác. Theo chân nhiều du khách ai cũng háo hức một lần nhìn thấy biểu tượng văn hóa của cố đô Kyoto. Vào tận nơi đứng cách một khoảng nhìn chùa Kim Các tôi bất ngờ vì bé nhỏ. Một tòa nhà ba tầng có màu vàng nằm lọt thỏm bên cạnh hồ nước, giữa vườn cây xanh tươi. Một tòa nhà ba tầng nhỏ, dẫu có dát vàng bên ngoài đi nữa liệu có gì nổi tiếng? Chung quanh tôi có nhiều em học sinh đang quan sát và học tập. Hành trình loanh quanh Kyoto còn nhiều điểm rất thú vị phải đến.

Thân phận lạ kỳ

Ngày trước nơi này cũng không phải chỗ ở của gia đình hoàng gia Nhật. Kim Các tự ngày ấy làm nơi nghỉ ngơi của tướng quân Ashikaga Yoshimitsu về hưu vào năm 1397. Khi ông mất, con ông thừa kế đã thay đổi làm thiền viện cho tín đồ Phật giáo. Trong cuộc chiến Onin (1467-1477) tranh giành người kế vị của tướng quân. Thiền viện bị đốt cháy rụi rồi được xây lại. Sau thời gian người ta xây dựng lại vườn cảnh quan, qui hoạch sắp xếp lại toàn bộ và gọi thành chùa Rokuonji. Nhiều số phận lỳ lạ lại vận vào chốn tu hành theo cách khó giải thích nhất. 

Toàn cảnh chùa Kim Các tại Kyoto.
Toàn cảnh chùa Kim Các tại Kyoto. Photo Samgoshare

Ngôi chùa ba chìm bảy nổi chín lênh đênh này, một lần nữa không thoát được phận số. Vào năm 1950 trong một ngày thiền bất định, một nhà sư tẩu hỏa nhập ma đã đốt chùa thành tro bụi. Không ai có thể lý giải điều gì đã xảy ra với một di tích lịch sử đặc sắc lại bị tai ương như vậy. Chỉ có thể tạm lý giải tướng quân Ashikaga Yoshimitsu đã gieo nhân quá nặng từ hành trình trở thành tướng quân. Ngôi chùa như hình ảnh phản chiếu về quả báo những việc ông đã làm chỉ có trời biết. Năm năm sau chùa được xây dựng mới hoàn toàn vẫn giữ theo phong cách kiến trúc cũ. Những gì du khách thấy hiện nay chính là sự trùng tu lớn nhất trong lịch sử phát triển của chùa Kim Các.

Cấu trúc của Kim Các Tự

Tầng trệt xây dựng theo phong cách Shinden dùng cho tòa nhà cung điện trong suốt thời kỳ Heian. Kết cấu trụ cột gỗ tự nhiên nó và tường thạch cao trắng bên ngoài. Có hành lang bằng gỗ phù hợp với sự giao lưu cảnh quan xung quanh. Tầng lầu một xây dựng theo phong cách Bukke, đã từng sử dụng trong các khu nhà samurai và bên ngoài được phủ hoàn toàn bằng vàng lá. Cuối cùng tầng trên cùng xây dựng theo phong cách Zen Trung Quốc, mạ vàng từ trong ra ngoài. Ánh nắng buổi sáng chênh chếch phản chiếu lại từ các bức tường mạ vàng. Mái có màu đen thẳm nổi bật dưới sắc vàng.

Ngôi nhà trông đơn giản và cây xanh cung quanh một lần nữa được phản chiếu sống động trên mặt hồ. Tất cả tạo nên một bức tranh đặc sắc về nơi chốn tu hành và môi trường. Sự độc đáo của cái đẹp đến từ đơn giản của kiến trúc xưa. Sự lộng lẫy của vàng tạo nên sức quyến rủ lạ thường của chồn bồng lai tiên cảnh. Một nơi chốn tu hành giữa đời thường quá đổi. Người ta không cho vào tham quan bên trong bởi sự hạn chế của một không gian văn hóa tâm linh. Nhờ vậy tăng thêm phần bí ẩn, tiên cảnh càng đẹp hơn khi chỉ nhìn từ xa. Trước khi đến đây tôi đã nhìn thấy Kim Các tự qua ảnh.

Cái đẹp cứu rỗi thế giới

Mỗi một mùa cảnh sắc xung quanh thay đổi càng làm cho chùa có nhiều hình ảnh tuyệt đẹp. Nay đến đây vào mùa hè, mùa của cây cối xanh tươi. Nhìn chùa Kim Các lộng lẫy dưới ánh mặt trời chợt thầm nghĩ. Chốn tu hành cũng cần phải đẹp mới dễ đắc đạo, cái đẹp cứu rỗi thế giới. Tiếp tục đi một vòng theo đường dẫn của chùa. Cảnh quan xung quanh vườn chùa Kim Các có thể vẫn như xưa, bởi cây đời mãi xanh. Mỗi một góc quanh co của vườn cảnh nhìn về chùa Kim Các như điểm nhấn đặc sắc thú vị. Lúc ẩn lúc hiện màu vàng lấp lánh rất gợi mở và cuốn hút. Vườn cảnh Nhật xưa nay vốn đẹp nổi tiếng như chứng nhân đưa đón bao thế hệ người qua chốn này.

Hồ yên lặng phía trước chùa Kim Các phản chiếu soi bóng chùa thêm một chiều không gian nữa. Tất cả du khách đứng từ xa nhìn chùa như một báu vật của thời gian. Muốn nhìn chùa lâu mau tùy hỉ, loanh quanh ngắm nhìn vườn cảnh quan đặc trưng Nhật. Họ bán cho du khách cái nhìn và giới thiệu văn hóa lịch sử đất nước. Cuối cùng gần lối ra vào sẽ gặp quán trà và hàng lưu niệm. Nơi du khách nghỉ chân uống trà và ngó nghiêng mua vài thứ về làm quà. Một lần thăm viếng chùa Kim Các – Kinkakuji ấn tượng khó phai. Ra ngoài đường tìm lại số xe 101 hoặc 205 trở về ga Kyoto. 

Creator Samgoshare. Music Trịnh Công Sơn – Một cõi đi về kết hợp với những giai điệu trong Giao Hưởng số 5 của thiên tài Beethoven. Pianist Tuấn Mạnh 

About Quoc Sam

I am Sam. I am Vietnamese. I was born and grew up in Hue - the ancient capital of Vietnam. Hue is a peaceful small town with the romantic Hương river flows through. I live and work in the Saigon city - a city crowded and lively

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.