Đứng ngó dòng sông Mê Kông một “chặp” trong chiều trôi nhẹ nhàng của ngày đầu tiên đến cố đô Luang Prabang. Dòng sông chảy qua thủ đô Vientiane khúc này quá rộng, nhìn hun hút tầm mắt. Vài chiếc thuyền đang chạy trên sông chợt thấy nhỏ nhoi chi lạ, như chiếc lá trên mặt hồ rộng. Tôi leo xuống các bậc cấp để gần bờ sông Mê Kông hơn. Gặp chàng bản xứ người Lào, anh bảo mùa này nước sông cạn nên mực nước xuống rất thấp. Anh chỉ vào mùa mưa mức nước sông Mê Kông lên quá chỗ đang đứng cao khoảng sáu mét mà giật mình. Chiều về chợt nhớ còn phải đến viếng chùa Xieng Thong nổi tiếng của cố đô nữa.
Chiều cố đô Luang Prabang thanh bình yên tĩnh đến độ chạy xe máy mà cảm giác như sợ gây ồn ào xung quanh. Từng nếp nhà nhấp nhô theo con đường dốc từ trên phố cổ xuống dần dưới bờ sông Mê Kông. Băng qua con phố cổ di sản Luang Prabang, người dân bản xứ bắt đầu sửa soạn hàng hóa ra bán trên lề đường. Trên bản đồ nhìn chùa Xieng Thong nằm ngay ngã ba giữa con sông to lớn Mê Kông và nhánh sông nhở Nậm Khan. Thực tế nhìn từ ban công chùa xuống dòng sông Mê Kông thấy xa vời vợi.
Vé vào chùa 20.000 Kip
Ngày trước ông cha thường khuyên chộn nhà ở theo “nhất cận thị nhị cận giang”. Ngẫm lại chọn vị trí xây chùa cũng theo nguyên tắc cơ bản này. Khách nước ngoài vào tham quan phải mua vé 20.000 Kip, tiền xứ Lào dạo này mất giá còn khoảng 28.000 đồng Việt Nam. Mua vé bước qua cổng khá nhỏ vào ngay sân chùa rộng rãi. Bên trái họ đang trưng bày một dãy rạp đồ cúng với sắc màu nổi bật. Bên phải có điện thờ, xa xa nhấp nhô mái chùa Xiên Thong. Chiều về khi những đoàn du khách viếng Phật vội vàng đã về, chỉ còn vài kẻ thong dong.
Ngôi chùa cổ Xieng Thong nổi tiếng có kích thước khiêm tốn so với tưởng tượng ban đầu của tôi. Chùa được xây dựng vào năm 1559-1560 thuộc triều vua Setthathirat, một trong những vị vua vĩ đại của đất nước Lào. Ông bảo vệ thành công vương quốc Lan Xang trước kẻ thù xâm lược Miến Điện. Thời ông làm vua đã chinh phực đến Lan Na (Chiang Mai ngày nay) lẫn Ayutthaya của Thái Lan. Theo tiếng Lào Xieng Thong nguyên nghĩa chùa của thành phố vàng. Màu vàng luôn được các hoàng gia lẫn nơi tôn nghiêm kính Phật yêu chuộng sử dụng.
Lạ lùng xen chút ngạc nhiên nhất ngôi chùa tránh được nhiều nhân họa tàn phá của chiến tranh. Trải qua bao thế kỷ, ngôi chùa hơn 460 năm vẫn nguyên vẹn là một điều kỳ diệu.
Chiều Xieng Thong bãng lãng
Bước vào trong chùa, tượng Phật ngồi tĩnh tọa an nhiên như thuở nào. Nội thất được trang trí thanh thoát đường nét hoa văn tỷ mỹ. Vào ngồi im lặng chợt yên bình đến lạ trong không khí mát mẻ đầy tôn nghiêm. Quanh chùa chính Xieng Thong còn nhiều di tích đặc sắc khác. Mỗi công trình nhỏ đều mang dấu ấn của Phật pháp vô biên của vùng đất cố đô. Vương quốc Luang Prabang được hình thành và phát triển qua hàng thế kỷ. Bao thăng trầm thế sự chùa Xieng Thong như viên ngọc quý giữa đời thường quá đổi. Kinh đô Luang Prabang một thời tranh đấu oanh oanh liệt liệt, chùa Xieng Thong trở thành biểu tượng hòa bình của đất nước. Ngôi chùa tuy không to lớn nhưng thể hiện nét kiến trúc đặc sắc của văn hóa Lào.
Những mảng tường được chạm trổ công phu, đường nét tinh tế hoàn mỹ. Những hình tượng điêu khắc mạ vàng dẫu phai mòn vẫn toát lên tinh thần Phật giáo mãi trường tồn. Chiều bãng lãng đang trôi dần trong không gian tĩnh lặng của khuôn viên chùa. Tôi như lãng khách của một chiều dừng chân ghé lại chốn an bình. Mõi chân dừng bước ngồi yên tĩnh trong chùa nghe thanh âm đời sống thường hằng vọng lại. Giữa sân một cặp trai tài gái sắc đang tạo dáng chụp bộ ảnh cưới xinh đẹp. Chợt nhớ các cặp đôi tại di sản văn hóa Angkor Wat của Cambodia. Các đôi nam nữ trưởng thành đều mượn tạm bối cảnh di tích làm nền cho tương lai hạnh phúc gia đình.
Creator Samgoshare Music Lặng elx nơi này Trịnh Công Sơn – Hòa tấu